Lãnh đạo Sở NN&PTNT Hà Tĩnh, huyện Thạch Hà trao bằng công nhận nghề truyền thống nghề Đình Hòe xã Đỉnh Bàn
Làng Đình Hòe là tên gọi xã xưa của một bộ phần đơn vị hành chính của xã Đỉnh Bàn, nay là thôn Tây Sơn và Vĩnh Sơn. Làng Đình Hòe xuất hiện cách đây khoảng 4 thế kỷ ( khoảng thế kỷ thứ XVII), nổi tiếng với nghề thợ nề xây dựng. Thợ nề làng Đình Hòe có tay nghề tài hoa, tạc rồng, phượng, tham gia xây dựng nhiều công trình kiến trúc vỹ đại mang đậm hồn cốt và bản sắc văn hóa Việt như đình, chùa, miếu mạo và nhà ở. Nổi bật trong đó là nhiều công trình kiến trúc tâm linh như Đền Chiêu trưng đại vương Lê Khôi, chua Hương Tích, Đền Võ Miếu mang đậm dấu ấn của thợ nề Đình Hòe dày công xây dựng.
Thợ nề Đình Hòe nổi tiếng với tay nghề tài hoa, đặc biệt là xây dựng các công trình kiến trúc tâm linh
Lãnh đạo Sở NN&PTNT Hà Tĩnh, huyện Thạch Hà trao bằng công nhận làng nghề truyền thống cho làng nghề đan lát thôn Nam Giang xã Thạch Long
Đối với nghề đan lát thôn Nam Giang xã Thạch Long được hình thành hàng trăm năm nay và đến nay đã trải qua nhiều thế hệ. Giai đoạn từ năm 1970 đến năm 2005, nghề đan phát triển mạnh với nhiều phường đan lát được thành lập tại địa phương, sản phẩm làm ra chủ yếu là các vật dụng được làm bằng tre, nứa, mây như thúng, mủng, mẹt, rổ, rá…Trong thôn hiện có 53 hộ duy trì và phát triển nghề đan, thu nhập trung bình từ 3 đến 4 triệu đồng/ tháng. Đây cũng là nơi khởi nguồn cho các làn điệu dân ca ví dặm ở xã Thạch Long.
Tuy là nghề phụ nhưng nghề đan lát tạo ra nguồn thu nhập thêm đáng kể cho các hộ ở thôn Nam Giang
Tại buổi Lễ, đại diện Sở NN&PTNT tỉnh Hà Tĩnh đã thông qua Quyết định số 4201 ngày 8/12/2020 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc công nhận làng nghề, nghề truyền thống năm 2020 và trao bằng công nhận đối với nghề nề Đình Hòe xã Đỉnh Bàn và làng nghề đan lát thôn Nam Giang xã Thạch Long.
PCT UBND huyện Nguyễn Quốc Hương chúc mừng cho các làng nghề, nghề truyền thống ở huyện Thạch Hà đã được nhận UBND tỉnh công nhận nghề, làng nghề truyền thống năm 2020. PCT UBND huyện nhấn mạnh, đây là cơ hội để người dân tiếp tục phát huy, bảo tồn những giá trị lịch sử vốn có của các địa phương với những nét văn hóa vùng miền và là dịp để quảng bá sản phẩm, thương hiệu, phát triển hơn nữa các nghề, làng nghề truyền thống của xã Đỉnh Bàn và Thạch Long trong thời gian tới...
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Tĩnh Nguyễn Tuấn Thành: Đây là dấu ấn lịch sử hết sức quan trọng nhằm tri ân các vị tiền nhân đã dày công du nhập, đào tạo và phát triển nghề, làng nghề truyền thống tại các làng quê. Qua đó, khắc họa nét đẹp văn hóa của các địa phương, cổ vũ, khích lệ tinh thần các thành viên tham gia, từ đó đào tạo ra nhiều tay thợ tài hoa, nghệ nhân có tiếng nhằm phát triển hơn nữa nghề truyền thống, nâng cao thu nhập cho người dân sở tại...
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã