Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Nguyễn Văn Khoa và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Nguyễn Văn Sáu đồng chủ trì cuộc làm việc
Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Nguyễn Văn Thuận trình bày dự thảo Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và Kế hoạch cải tạo, chỉnh trang, phát triển kinh tế vườn hộ trên địa bàn huyện năm 2021
Dự thảo Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững giai đoạn 2021 - 2025 tập trung đánh giá thực chất, cụ thể kết quả đạt được của Đề án giai đoạn 2015 - 2020 trên từng lĩnh vực, thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế. Đồng thời, có kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2021 - 2025 với quan điểm cơ cấu lại ngành nông nghiệp phải đi vào chiều sâu trên cơ sở khai thác, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn lực trong nông nghiệp; nâng cao giá trị gia tăng gắn liền với chú trọng phát triển các ngành nghề, dịch vụ kết hợp, nhất là sản xuất gắn với du lịch và trải nghiệm. Tập trung đầu tư, phát triển có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy hải sản, lâm nghiệp; phát triển các vùng sản xuất tập trung, “dồn điền đổi chủ”, sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến gắn với truy xuất nguồn gốc, chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thu, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân gắn với xây dựng nông thôn mới và chương trình OCOP.
Mục tiêu tập trung phát triển các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực, trong đó ưu tiên lợn, bò, tôm, rau củ quả thực phẩm gắn với khai thác lợi thế theo 3 vùng sinh thái. Phát triển sản xuất gắn với đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, phát triển các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực, nâng cao giá trị gia tăng. Ưu tiên hướng vào phát triển hình thức tổ chức sản xuất vừa tập trung, vừa phân tán, đa dạng hóa các loại hình liên kết, bảo đảm sản phẩm của hộ nông dân, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất ra đều gắn kết chặt chẽ với các cơ sở thu mua, bảo quản, chế biến nông sản, các doanh nghiệp lớn với thị trường.
Dự thảo Kế hoạch cải tạo, chỉnh trang, phát triển kinh tế vườn hộ trên địa bàn huyện năm 2021 tập trung đánh giá toàn diện kết quả cải tạo, chỉnh trang, phát triển kinh tế vườn năm 2020 và kế hoạch cải tạo, chỉnh trang phát triển kinh tế vườn năm 2021 với mục tiêu tập trung cải tạo, chỉnh trang để nâng cao kinh tế vườn hộ, hướng tới xây dựng vườn mẫu nhằm phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập gắn với thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Phấn đấu năm 2021 thực hiện cải tạo, chỉnh trang, phát triển kinh tế vườn hoàn thành và vượt chỉ tiêu 3.185 vườn, 245 vườn mẫu đạt chuẩn, thu nhập kinh tế vườn tối thiểu đạt 30 triệu đồng/500m2/năm.
Phó trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT Huỳnh Thị Ánh Diệu trình bày dự thảo Đề án khôi phục và phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống huyện Thạch Hà giai đoạn 2021 - 2025.
Dự thảo Đề án khôi phục và phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống huyện Thạch Hà giai đoạn 2021 - 2025 với mục tiêu bảo tồn và phát triển các làng nghề hiện có, phát triển thêm làng nghề mới làm nòng cốt cho phát triển ngành nghề nông thôn nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo việc làm tăng thu nhập cho lao động nông thôn, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Phát triển làng nghề chú trọng xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho các sản phẩm làng nghề; khuyến khích thành lập các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác trong làng nghề; tổ chức đào tạo, nâng cao tay nghề và năng lực quản lý cho các cơ sở, từng bước xây dựng được đội ngũ nghệ nhân và thợ kỹ thuật lành nghề, huy động nguồn vốn, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và cơ giới hóa một số công đoạn sản xuất phục vụ duy trì và phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện. Giải quyết tốt vấn đề môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo đảm hài hòa giữa lợi ích phát triển kinh tế với môi trường, sức khỏe của người tiêu dùng.
Chủ tịch UBND xã Lưu Vĩnh Sơn Dương Anh Dũng: cần xem xét lại số liệu, nên đưa vào đề án các định hướng tiêu chuẩn và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; đề xuất giải pháp phát triển trang trại lớn nhưng vẫn duy trì đàn lợn; phát triển chăn nuôi bò nhốt trong nông hộ; giúp đỡ, kích cầu các loại cây thích hợp từng vùng đề phát triển thành hàng hóa.
Chủ tịch UBND xã Thạch Ngọc Nguyễn Hồng Thanh: cần có các sản phẩm giống chủ lực có bảo hành đảm bảo từ các công ty cung cấp đầu vào; nhà nước tập trung đầu tư phát triển và quản lý doanh nghiệp trên địa bàn để đảm bảo đầu ra nông sản cho người dân; nên có chính sách cụ thể, đặc thù để nhận rộng các vườn hộ lớn.
Chủ tịch UBND xã Tân Lâm Hương Nguyễn Văn Ninh: cần xem xét lại thực chất các làng nghề; tập trung giải pháp giải quyết ô nhiễm môi trường trong khu dân cư do chăn nuôi.
Chủ tịch UBND xã Việt Tiến Nguyễn Văn Hướng: bổ sung các giải pháp tăng liên kết vùng sản xuất, THT, HTX; quy hoạch vùng sản xuất giống cây đặc thù; quy hoạch vùng cho các cơ sở sản xuất vừa đảm bảo sản xuất vừa đảm bảo môi trường.
Trưởng phòng Giáo dục & Đào tạo Nguyễn Thanh Nga: tiếp tục tập trung thực chất các trung tâm học tập cộng đồng tại các địa phương là giải pháp quan trọng trong nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân.
Phó Chánh văn phòng điều phối Nông thôn mới Lê Văn Sơn: cần xem xét điều chỉnh chỉ tiêu đề ra hợp lý và sát thực tế; tập trung sâu hơn giải pháp tăng cường kiểm tra giám sát; bổ sung đánh giá thực trạng các chỉ tiêu nghề truyền thống cụ thể hơn; xem xét khả năng thực hiện chỉ tiêu so với thực tế; tập trung nghề, làng nghề có tính khả thi cao.
Tại phần thảo luận, đã có rất nhiều ý kiến góp ý, đề xuất nội dung dự thảo các đề án, kế hoạch nhằm mục tiêu xây dựng các đề án, kế hoạch sát đúng, khoa học và có tính khả thi cao trong quá trình triển khai thực hiện. Trong đó tập trung xoay quanh các nội dung như: xem xét điều chỉnh số liệu để có thể đưa ra chỉ tiêu và giải pháp phù hợp; tập trung sâu vào các định hướng, giải pháp đảm bảo đầu vào và đầu ra cho sản xuất nông nghiệp; tăng cường tính liên kết trong sản xuất nông nghiệp; tìm các sản phẩm chủ lực phù hợp từng vùng; quan tâm các thiết chế hạ tầng phát triển sản xuất; vấn đề đảm bảo vệ sinh môi trường...
Kết luận cuộc làm việc, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Nguyễn Văn Sáu khẳng định, đây là những đề án tổng thể làm căn cứ quan trọng cho việc triển khai các đề án triển khai cụ thể của huyện và đề án của từng địa phương. Vì vậy, các đề án cần được xây dựng khoa học, logic, tránh xung đột giữa đề án “mẹ” và các đề án “con”. Quan điểm cần có định hướng rõ ràng để có tính khả thi, dễ thực hiện. Lưu ý, có những nội dung không được đề cập trong đề án thì không có nghĩa là không được thực hiện. Các đề án phải rõ các giải pháp, định hướng cho từng nội dung cụ thể.
Đề án nghề và làng nghề cần xây dựng theo hướng không chạy theo số lượng mà tập trung vào xây dựng, phát triển các nghề và làng nghề có tính khả thi cao; Kế hoạch vườn hộ cần có định hướng sản xuất sản phẩm theo vùng và theo diện tích vườn hộ.
Đề nghị các đơn vị tiếp tục góp ý, giao Phòng Nông nghiệp & PTNT trên cơ sở các ý kiến góp ý hoàn thiện các văn bản trong ngày 19/4.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Nguyễn Văn Khoa nhấn mạnh, các xã, thị trấn trên cơ sở đánh giá, khảo sát cụ thể tình hình ở địa phương và nội dung cuộc họp cần xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương mình để mang lại hiệu quả.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã