Học tập đạo đức HCM

Thạch Hà: Hội Cựu chiến binh tích cực xây dựng vườn mẫu, phát triển kinh tế nông thôn

Thứ năm - 01/07/2021 09:03
Thời gian qua, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thạch Hà đã nỗ lực xây dựng nông thôn mới, trong đó các hội viên Hội Cựu chiến binh đã tích cực tham gia xây dựng vườn mẫu, phát triển kinh tế nông thôn.
 

Cán bộ Hội Cựu chiến binh huyện thăm mô hình vườn mẫu của gia đình ông Nguyễn Văn Hộ

Toàn huyện hiện có 9.133 hội viên Hội Cựu chiến binh, trong đó 1.693 hội viên là thương binh, bệnh binh. Phát huy truyền thống “Bộ đội cụ Hồ” thời kỳ mới, nhiều cựu chiến binh đã hăng say đóng góp ngày công, hiến đất, hiến của, có những cách làm sáng tạo, cải tạo vườn tạp, xây dựng “vườn cựu chiến binh xanh, sạch, đẹp”, các mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Năm 1983, sau khi xuất ngũ, ông Nguyễn Văn Hộ, thương binh hạng 2/4 trở về quê (thôn Đông Châu, xã Thạch Ngọc) lập gia đình, sinh sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp. Trước đây, mảnh đất vườn 4000m của gia đình chủ yếu trồng bạch đàn, hiệu quả thấp. Năm 2015, hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới, gia đình ông đã đăng ký xây dựng vườn mẫu. Được sự hướng dẫn, hỗ trợ, động viên của cán bộ và Hội Cựu chiến binh xã, ông đã phá bỏ cây tạp, quy hoạch lại vườn và nhà ở, đầu tư trồng cây ăn quả. Đến nay, vườn nhà ông có khoảng 200 cây bưởi, 100 cây cam và nhiều loại cây ăn quả, rau, gia súc, gia cầm; sản phẩm cam, bưởi được công nhận tiêu chuẩn Vietgap; thu nhập bình quân hàng năm trên 100 triệu đồng. Không chỉ là hội viên hội cựu chiến binh gương mẫu, ông Nguyễn Văn Hộ còn là Tổ trưởng Tổ liên gia có uy tín, luôn đi đầu trong xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu.

Ông Dương Kim Hoàng chăm sóc cây

Tâm huyết, đam mê làm vườn, cựu chiến binh Dương Kim Hoàng ở thôn Hà Thanh, xã Tượng Sơn đã học hỏi một số mô hình trong và ngoài tỉnh, qua sách báo để xây dựng vườn mẫu. Gia đình ông là một trong những hộ dân đầu tiên trong thôn cải tạo vườn tạp, xây dựng hệ thống tưới nước cho cây trồng. Khu vườn 2.040m chia làm 04 khu vực, gồm: Ao nuôi cá, nhà trồng nấm, khu chăn nuôi và khu trồng trồng rau, củ, quả. Ông luôn chịu khó học hỏi kiến thức, thử nghiệm giống mới, sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Các loại rau được canh tác gối vụ, trái vụ để nâng cao thu nhập. Ông Hoàng sẵn lòng chia sẻ những cách làm hay trong chăm sóc cây trồng, vật nuôi cho bà con nông dân, đặc biệt là kinh nghiệm phòng tránh sâu bệnh trên bí, mướp, dưa chuột không dùng thuốc trừ sâu. Nhờ sự cần mẫn, tính toán hợp lý trong tổ chức sản xuất, gia đình ông có thu nhập từ 100 - 130 triệu đồng/năm.

Ông Dương Đình Thanh trực tiếp làm vườn

Là thương binh hạng 2/4, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, ông Dương Đình Thanh trở về thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn sinh sống. Với ý chí, nghị lực kiên cường, hăng say lao động, vợ chồng ông Thanh đã khai thác vườn rừng 02 ha được giao để trồng keo, chè, kết hợp chăn nuôi, tuy vậy, hiệu quả không cao. Năm 2019, hưởng ứng chủ trương xây dựng vườn mẫu, ông đã quy hoạch lại vườn, vay 50 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện và tiền tích lũy được để mua giống trồng mới 1.300 gốc đào, hơn 200 gốc cam, bưởi, một số loại cây ăn quả khác, cùng với 100 cây mai giống được hỗ trợ. Ngoài cây lâu năm, còn có diện tích trồng rau, củ, quả (dưa đỏ, bầu, bí, mướp…) theo mùa và chăn nuôi gà, vịt, bò. Dù sức khỏe hạn chế nhưng với niềm đam mê, sự chuyên cần, bước đầu gia đình ông Thanh đã có thu nhập khá, chứng tỏ hướng đi phù hợp trong phát triển cây trồng vật nuôi.

Đó là ba mô hình tiêu biểu trong số hàng chục mô hình vườn mẫu của cựu chiến binh là thương binh, bệnh binh trong toàn huyện (bình quân mỗi xã có từ 1 - 2 mô hình vườn mẫu do hội viên cựu chiến binh là thương binh, bệnh binh đứng chủ). Nhìn chung, các vườn đều có sản phẩm chủ lực phù hợp, tổ chức sản xuất khoa học, đảm bảo quy trình chăm sóc, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, hướng tới cung cấp nông sản an toàn đạt chuẩn Vietgap, góp phần xây dựng nông thôn mới. Cùng với định hướng, quy hoạch sản xuất theo nhu cầu thị trường, các địa phương cần tạo điều kiện, phát huy vai trò các doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, giúp các hộ sản xuất đạt hiệu quả bền vững.

Theo Phan Thị Hương/hatinh.dcs.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập436
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm434
  • Hôm nay51,701
  • Tháng hiện tại848,399
  • Tổng lượt truy cập90,911,792
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây