Học tập đạo đức HCM

Nguyễn Thị Lan đi đầu trong xây dựng mô hình liên kết

Thứ tư - 22/04/2015 05:43
Thời gian qua, phong trào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng NTM ở trên địa bàn huyện miền núi Vũ Quang đã được phát triển rầm rộ. Qua đó xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu trong phong trào này. Điển hình trong số đó là gia đình chị Nguyễn Thị Lan ở Thôn 6 xã Sơn Thọ. Vượt qua hoàn cảnh bệnh tật, nghèo khó, chị đã mạnh dạn vay vốn, xây dựng mô hình chăn nuôi lợn liên kết quy mô 600 con/lứa, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình chăn nuôi lợn liên kết 600 con/lứa của gia đình chị Nguyễn Thị Lan thôn 6 xã Sơn Thọ
Mô hình chăn nuôi lợn liên kết 600 con/lứa của gia đình chị Nguyễn Thị Lan thôn 6 xã Sơn Thọ
Lập gia đình vào năm 1993, vợ chồng chị Nguyễn Thị Lan có hơn 2 ha đất vườn để sản xuất nông nghiệp. Tuy ở vùng được gọi là “thủ phủ” của cam bù, nhưng thật trớ trêu, vùng đất chị định cư lại toàn đá sỏi, không thể trồng các loại cây ăn quả như các gia đình khác. Vì vậy mà cuộc sống của gia đình vô cùng khó khăn, vất vả. Rồi tiếp đó, chị lại bị bệnh tật, thường xuyên đau ốm, không có khả năng lao động cật lực như bao người phụ nữ khác. Tất cả đều do một tay người chồng hiền lành, chăm chỉ của chị đảm đương trách nhiệm nuôi sống gia đình. Vì thế gia đình cứ thuộc diện hộ nghèo nhiều năm liên tiếp. Thế rồi vào năm 2012, khi có chủ trương chăn nuôi lợn liên kết của tỉnh, của huyện ban hành. Nhận thấy đây là cơ hội làm giàu cho gia đình mình, là đòn bẩy để gia đình bứt phá đi lên. Vì vậy sau khi được hướng dẫn chi tiết, chị đã mạnh dạn đăng ký xây dựng mô hình chăn nuôi lợn liên kết với Công ty CP Thái Lan.
Quyết tâm làm giàu là vậy, tuy nhiên khi triển khai xây dựng mô hình, gia đình chị Lan gặp không ít khó khăn. Là diện hộ nghèo nên Ngân hàng Nông nghiệp chỉ cho vay tối đa là 240 triệu đồng. Làm thế nào để  có được 1 tỷ đồng để xây dựng được hệ thống chuồng trại chăn nuôi 600 con /lứa là điều chị trăn trở. Quyết không thể bỏ cuộc, chị đã chạy ngược chạy xuôi, nhờ 9 hộ gia đình anh em, bạn bè, hàng xóm thế chấp sổ đỏ, vay tiền Ngân hàng để cho chị vay lại. Trước quyết tâm mãnh liệt của gia đình, các hộ dân đã thương tình và giúp chị vay vốn. Tiếp đó, tỉnh, huyện hổ trợ thêm cho gia đình chị 230 triệu tiền xây dựng mô hình. Lúc đó chị mới hoàn thiện được hệ thống chuồng trại và trang thiết bị phục vụ cho công việc chăn nuôi. Sau hơn 2 tháng hoàn thiện hệ thống chuồng trại. Chị nhận nuôi lứa lợn đầu tiên, bình quân mỗi con giống có trọng lượng từ 7 – 8kg. Mặc dù đã được tập huấn, lại có kỷ sư của công ty thường xuyên kiểm tra, chăm sóc, nhưng từ khi nhận nuôi đến khi xuất chuồng, đã có 10 con không may bị chết. Sau hơn 5 tháng chăm sóc, lứa lợn đầu tiên chị xuất chuồng trên 64 tấn lợn thịt. Thu lãi gần 240 triệu đồng. Nhiều năm tần tảo lao động nhưng đây là lần đầu tiên gia đình chị có được số tiền lớn như vậy bằng sức lao động của chính mình. Niềm vui, niềm hạnh phúc bao trùm lên cả gia đình. Hình như bệnh tật được đẩy lùi, thay vào đó là quyết tâm làm giàu của gia đình anh chị. Đến nay sau hơn 2 năm triển khai xây dựng mô hình chăn nuôi lợn liên kết. Gia đình đã xuất chuồng 4 lứa lợn, bình quân mỗi lứa thu lãi từ 240 – 260 triệu đồng. Hiện nay gia đình đang chăm sóc lứa lợn thứ 5, bình quân mỗi con đã có trọng lượng từ 45 – 55kg. Ước tính đến khoảng trung tuần tháng 6, gia đình sẽ xuất chuồng gần 68 tấn lợn thịt. 
Ước mơ thoát khỏi đói nghèo của gia đình chị Nguyễn Thị  Lan đã trở thành hiện thực. Từ một gia đình được xếp vào diện hộ nghèo nhiều năm liên tục thì nay đã được xóa bỏ. Gia đình rất vui mừng và hạnh phúc vì quyết tâm vượt qua khó khăn, bệnh tật, vươn lên làm giàu đã thành công. Mô hình chăn nuôi lợn của chị Lan là một trong 2 mô hình kinh tế lớn nhất của xã Sơn Thọ, đây thực sự là điểm sáng để xã nhà nhân rộng trong thời gian tới.
 Bên cạnh đi đầu trong xây dựng mô hình chăn nuôi liên kết, gia đình chị Nguyễn Thị Lan còn là một gia đình đầm ấm, hạnh phúc, sống hòa thuận với bà con xóm làng. Bản thân chị Lan tuy bị bệnh, nhưng chị vẫn tham gia công tác hội phụ nữ, cộng tác viên dân số của Thôn 6. Nhiều năm liền được công nhận là cộng tác viên dân số xuất sắc. Hai năm trở lại đây được bầu chọn là gia đình tiên tiến trong phát triển sản xuất của địa phương, được bầu chọn là 1 trong 3 điển hình tiên tiến đi dự Hội nghị điển hình tiên tiến của huyện Vũ Quang năm 2015.
 
Bích Hường
Đài Vũ Quang
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập364
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm362
  • Hôm nay44,898
  • Tháng hiện tại750,011
  • Tổng lượt truy cập90,813,404
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây