Học tập đạo đức HCM

Nông dân Vũ Quang thu hoạch sớm, chống đỡ cây cam “chạy” bão số 9

Thứ ba - 27/10/2020 23:41
Trước diễn biến phức tạp của bão số 9, người trồng cam Vũ Quang (Hà Tĩnh) tập trung thu hoạch và thực hiện các biện pháp bảo vệ cam để hạn chế thiệt hại do mưa bão gây ra.
69d3094218t1513l6 149d2223259t35459l0

Ông Đoàn Quốc Hoài (thôn 1, xã Quang Thọ) chủ động thu hoạch cam “né” bão số 9.

Hai ngày trở lại đây, tranh thủ thời tiết tạnh ráo sau đợt mưa lũ kéo dài, các hộ trồng cam trên địa bàn Vũ Quang đã khẩn trương thu hoạch, đồng thời thực hiện các biện pháp bảo vệ để hạn chế thiệt hại do bão số 9 gây ra.

Ông Đoàn Quốc Hoài (thôn 1, xã Quang Thọ) cho biết: “Để bảo vệ vườn cam trước diễn biến phức tạp của bão số 9, gia đình tôi đã chủ động thu hoạch hơn 4 tấn cam. Số cam thu hoạch được, tôi đóng thùng xuất bán cho thương lái ở Hà Nội với giá 25 - 30 nghìn/kg".

Cũng theo ông Hoài, đợt mưa lũ kéo dài vừa rồi do không chủ động các phương án ứng phó từ trước nên vườn cam rụng hơn 3 tấn, thiệt hại gần 100 triệu đồng.

149d2223340t19980l0

Người dân thôn Yên Du (xã Đức Lĩnh) chủ động chống đỡ những gốc cam trĩu quả.

Để hạn chế thiệt hại do bão số 9 gây ra, không chỉ ông Hoài mà nhiều hộ trồng cam trên địa bàn Vũ Quang cũng đang tất tả “chạy" bão.

Bà Trần Thị Linh (thôn Yên Du, xã Đức Lĩnh) cho biết: “Nhìn vườn cam 4 ha rụng trắng gốc do đợt mưa lớn vừa qua, tôi không khỏi xót xa. Thay vì để đến vụ mới tập trung thu hoạch như năm ngoái, năm nay, gia đình tôi đã huy động nhân lực thu hoạch sớm và chủ động liên hệ với thương lái để xuất bán. Sau hai ngày thu hái, gia đình tôi đã xuất bán được gần 4 tấn cam, với giá bán 25 nghìn đồng/kg, tôi thu về 100 triệu đồng”.

Đang hối hả chống bão cho vườn cam rộng 3 ha, bà Trần Thị Nguyệt (thôn Yên Du, xã Đức Lĩnh) cho biết, 2 ngày nay, gia đình bà “quên ăn, quên ngủ” để bảo vệ “gia tài” trước khi bão số 9 đổ bộ vào đất liền. Đến thời điểm này, bà đã mua hơn 10 nghìn bao bọc để làm “áo giáp” chống bão cho cam.

149d2223436t26151l0

Bà Trần Thị Nguyệt (thôn Yên Du, xã Đức Lĩnh) mặc “áo giáp” cho cam.

Bà Nguyệt cho biết: “Khoảng 3 tuần nữa, vườn cam của gia đình tôi mới thu hoạch được, nhưng nghe tin bão vào tôi thiệt hại là không thể tránh khỏi. Mấy ngày nay, tôi đã dùng tre để chống đỡ cho cam, đồng thời dùng túi bọc những quả còn non để tránh mưa làm thối rụng".

Cũng theo bà Nguyệt, trước diễn biến phức tạp của bão số 9, người trồng cam ai cũng lo lắng phòng vệ cho cam, vì phần lớn diện tích chưa thể thu hoạch.

149d2223530t40279l0

Bà Nguyệt thao tác cẩn thận, để những quả cam được bao bọc chắc chắn.

Cùng nông dân “đối phó” với bão số 9, những ngày này, nhiều thương lái tìm về tận vườn để mua cam. Chị Hoàng Thị Như - một thương lái ở TP. Vinh (Nghệ An) cho biết: “Hai ngày nay, khi có thông tin về cơn bão số 9, nhiều người dân mong muốn thu hoạch trước khi bão vào. Do đó, chúng tôi đã tập trung thu mua cho bà con để giảm bớt thiệt hại”.

149d2233859t68129l0

Ảnh hưởng từ đợt mưa lũ vừa qua khiến hàng trăm ha cam trên địa bàn Vũ Quang bị thối rụng.

Thông tin từ Phòng NN&PTNT huyện Vũ Quang cho biết, đợt mưa lớn kéo dài vừa qua, trên địa bàn huyện có hơn 3.000 tấn cam bị rụng, tại các vườn hộ, tỷ lệ rụng khoảng 15 - 20% tổng số quả trên cây.

149d2223740t98054l0

Lãnh đạo huyện Vũ Quang đã trực tiếp xuống các địa bàn để động viên người dân thu hoạch số cam đã chín, đồng thời thực hiện các biện pháp bảo vệ để hạn chế thiệt hại do mưa bão gây ra. Trong ảnh: Chủ tịch UBND huyện Vũ Quang Bùi Khắc Bằng kiểm tra tình trạng cam rụng sau mưa lũ ở xã Đức Hương.

Ông Nguyễn Trường Thọ - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Vũ Quang cho biết: “Trước diễn biến phức tạp của bão số 9, chúng tôi đã chỉ đạo các địa phương tập trung hướng dẫn người dân thu hoạch số diện tích cam đã chín, không để quả già trên cây nhằm hạn chế rụng quả do mưa lũ. Đồng thời thực hiện các biện pháp đào rãnh tiêu nước, dùng túi bọc bảo vệ, dùng cọc tre để chống đỡ cho những cây trĩu quả”.

Cũng theo ông Thọ, tính đến ngày 27/10, trên địa bàn huyện đã thu hoạch được hơn 4.000 tấn cam, chiếm 1/4 tổng sản lượng cam toàn huyện. Số cam này được người dân bán tại vườn cho thương lái và gửi đi các tỉnh để tiêu thụ.

Theo Văn Chung/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập252
  • Hôm nay62,818
  • Tháng hiện tại859,516
  • Tổng lượt truy cập90,922,909
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây