Chú trọng sản phẩm nông nghiệp
Sau hai năm thực hiện Chương trình OCOP, Đăk Lăk hiện đã có 11 sản phẩm được xếp hạng. Trong đó, có 10 SP 3 sao, gồm: Cà phê bột Ea Wy (HTX Sản xuất nông nghiệp Ea Wy); bơ Dakado (Công ty TNHH Thu Nhơn); cà phê bột Thủy Tiên Krông Năng và cà phê hạt Thủy Tiên Krông Năng (HTX Sản xuất nông nghiệp thương mại và du lịch Minh Toàn Lợi); thịt gà đen Đại Phúc Tây Nguyên (HTX Nông nghiệp và thương mại dịch vụ Đại Phúc); cà phê bột Divus (HTX Nông nghiệp và dịch vụ Quyết Tiến); tinh bột nghệ Tú Anh (hộ kinh doanh Lê Tú Oanh); tinh bột nghệ Kim Luyến (hộ kinh doanh Trần Thị Kim Luyến); hạt mắc ca sấy (HTX Nông nghiệp Vietfarm); trà mãng cầu Nguyễn Văn (hộ kinh doanh Nguyễn Văn Sơn).
Đặc biệt có một sản phẩm 4 sao là bột ca cao nguyên chất (Công ty TNHH Ca cao Nam Trường Sơn).
"Tham gia đánh giá sản phẩm theo Chương trình OCOP là một thử thách, cũng là cơ hội để cho sản phẩm của đơn vị được thị trường biết đến và được hội đồng đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu để cơ sở biết để khắc phục và phát triển vững chắc phù hợp với nhu cầu của thị trường".
Bà Trần Thị Kim Luyến - chủ cơ sở Tinh bột nghệ Kim Luyến
Theo ông Nguyễn Hoài Dương - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Đăk Lăk dự kiến, đến cuối năm 2020, Đăk Lăk sẽ có 40 sản phẩm OCOP. Trong đó, ngoài 11 sản phẩm đã được công nhận, 29 sản phẩm (đã được cấp huyện đánh giá) sẽ được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh thẩm định để xét công nhận vào đầu tháng 12/2020.
Ngoài ra, dự kiến đến cuối năm 2020, địa phương sẽ công nhận/chứng nhận 1 - 2 sản phẩm 5 sao cấp quốc gia, 10 - 12 sản phẩm 3 - 4 sao cấp tỉnh; phấn đấu xây dựng 1- 2 làng du lịch sinh thái cộng đồng, làng văn hóa gắn với khu dân cư nông thôn kiểu mẫu.
"Quan điểm của tỉnh, Chương tình OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp nhiệm vụ trong triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM. Trọng tâm của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị do các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể thực hiện" - ông Nguyễn Hoài Dương cho biết.
Nâng tầm giá trị cho sản phẩm
Cũng theo ông Nguyễn Hoài Dương, việc phát triển sản phẩm OCOP là hướng đi quan trọng trong xây dựng thương hiệu nông sản cụ thể ở vùng nông thôn, qua đó sẽ thuận lợi dễ dàng hơn trong tiêu thụ. Một trong những mục tiêu quan trọng của tỉnh đó là lựa chọn, hoàn thiện các thế mạnh nông nghiệp và dịch vụ du lịch địa phương để phát triển sản phẩm OCOP...
"Bên cạnh đó, tỉnh cũng hỗ trợ các đơn vị có sản phẩm tiêu biểu đặc trưng, đại diện cho tỉnh Đăk Lăk đi trưng bày, giới thiệu sản phẩm, kết nối với các thị trường trong và ngoài tỉnh trong các chương trình, lễ hội, hội thảo… do Trung ương, địa phương tổ chức" - ông Nguyễn Hoài Dương cho biết thêm.
Đối với các chủ thể của sản phẩm OCOP, việc đánh giá phân loại, xếp hạng là một cách để nhìn nhận lại vị thế của sản phẩm. Từ đó các chủ thể từng bước hoàn thiện chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường.
Theo Duy Hậu/danviet.vn
https://danviet.vn/dak-lak-san-pham-ocop-dong-hanh-xay-dung-nong-thon-moi-tao-suc-bat-cho-nong-san-20201124162117913.htm
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã