Học tập đạo đức HCM

Võ Nhai, Thái Nguyên: Nâng cao giá trị nông sản gắn với xây dựng thương hiệu

Chủ nhật - 11/10/2020 00:03
Võ Nhai là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Thái Nguyên. Trong giai đoạn 2020 – 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, huyện định hướng phát triển một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực gắn với vùng sản xuất tập trung.

Nhằm phát triển các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở địa phương theo chuỗi giá trị, huyện Võ Nhai đã và đang tích cực triển khai Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (viết tắt là OCOP). Chương trình được kỳ vọng sẽ thổi luồng gió mới góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân.

Trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế, nhiều năm qua, huyện Võ Nhai luôn định hướng phát triển một số cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và có sức cạnh tranh cao. Qua đó, một số cây trồng đã trở thành thế mạnh trong phát triển kinh tế của huyện như: Na ở xã La Hiên, bưởi Tràng Xá, chè ở xã Tràng Xá, Liên Minh và các xã khác, ổi ở xã Phú Thượng, gạo nếp cái hoa vàng ở xã Phương Giao... Trong số những sản phẩm kể trên, cây chè đã trở thành cây trồng chủ lực ở huyện, góp phần giúp nhiều hộ dân vươn lên thoát nghèo và làm giàu.

Cây Na đã dần giúp người dân xã La Hiên ổn định cuộc sống và vươn lên làm giàu

Thực hiện theo đề án của Trung ương và tỉnh về xây dựng mô hình HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị hàng hóa chủ lực của địa phương, hiện tại Thái Nguyên đang bước đầu hình thành và đang làm được khoảng 40 mô hình. lĩnh vực như chè, chăn nuôi, trồng trọt. Trong đó, Võ Nhai có mô hình gắn với các đặc sản vùng miền là cây na, bưởi, cam; thổ nhưỡng ở đây rất thích hợp với trồng các loại cây, củ, quả đem lại giá trị và chất lượng cao: HTX La Hiên đang có tổng diện tích hơn 2,2 ha trồng na. Để nâng cao sức cạnh tranh, giá trị và thương hiệu trên thị trường, kể từ tháng 7/2018 HTX đã hoàn thành các thủ tục để dán tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm, HTX Thịnh Vượng đang triển khai các giống cây dược liệu như đinh lăng, ba kích, cát sâm, hà thủ ô, thảo quả...

Những chính sách đầu tư đúng hướng cùng sự tham gia của các HTX đang giúp ngành nông nghiệp huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên có bước phát triển ấn tượng. Từ đây, đã hình thành nhiều mặt hàng nông sản chủ lực giúp hàng trăm hộ dân vươn lên thoát nghèo, làm giàu bền vững.

Toàn huyện Võ Nhai hiện có trên 1.500 ha cây ăn quả, trong đó một số sản phẩm cho hiệu quả kinh tế vượt trội, tạo sinh kế bền vững, mở hướng thoát nghèo, làm giàu cho người dân như: na La Hiên, bưởi Tràng Xá, ổi Phú Thượng, cam Vinh Lâu Thượng…

Giống bưởi Diễn được đem về trồng tại xã Tràng Xá đã phát huy hiệu quả và giá trị kinh tế cao

Võ Nhai được thiên nhiên ưu đãi cho vùng đất núi đá thuận lợi cho việc trồng và phát triển cây na. Na ở đây được người dân đánh giá là thơm, ngon, đậm vị ngọt. Nhờ thế mà na La Hiên luôn được người tiêu dùng ưa chuộng và tin tưởng về chất lượng.

Theo UBND huyện Võ Nhai, vùng trồng na ở 2 xã La Hiên và Lâu Thượng cho thu nhập 380-400 triệu đồng/ha/năm, vùng chuyên canh bưởi Tràng Xá cho thu nhập từ 500 - 700 triệu đồng/ha/năm, vùng trồng ổi, dứa tập trung tại xã Phú Thượng đạt khoảng 400 - 500 triệu/ha/năm.

Quả na La Hiên (xã La Hiên) hơn 10 năm qua là một trong những sản phẩm kinh tế chủ lực của huyện. Hiện, tổng diện tích na của xã La Hiên lên tới hơn 200 ha, với gần 700 hộ phát triển mô hình.

Trong giai đoạn tới, để nâng cao thu nhập, mở hướng thoát nghèo, làm giàu cho người dân, huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh xây dựng vùng sản xuất lúa tập trung với quy mô 300 - 500ha, vùng sản xuất chè tập trung với quy mô 600 - 1.000 ha, vùng sản xuất rau, quả với quy mô từ 1.000 - 1.500ha, vùng sản xuất cây dược liệu tập trung dưới tán rừng với quy mô 500 - 1.000ha, vùng trồng cây gỗ lớn với quy mô 4.000 - 5.000ha…

Đồng thời, huyện có kế hoạch nghiên cứu, xây dựng đề án phát triển từ 1 - 2 sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn trở thành sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh gắn với vùng sản xuất tập trung.

Tác giả: Hoàng Thiệp

Nguồn tin: ntm.thainguyen.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 633/QĐ-UBND

Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 89/KH-VPĐP

Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025

Báo cáo 56/VPĐP-HCTH

Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập326
  • Hôm nay51,790
  • Tháng hiện tại558,795
  • Tổng lượt truy cập97,786,976
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây