Ở miền Bắc, ngoài chè Thái Nguyên người ta còn thường nhắc đến chè Phú Thọ bởi tỉnh trung du miền núi này có tới 16.300 ha chè. Chè được coi là cây công nghiệp mũi nhọn, nằm trong chương trình trọng điểm phát triển kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, thực tế thì nhiều xí nghiệp, công ty chè lừng lẫy một thời của Phú Thọ lại đang rơi vào thế lao đao vì hoạt động kém hiệu quả. Nguyên nhân phần bởi cơ chế quản lý lạc hậu, phần bởi cách chăm bón theo tập quán cũ kỹ, không chịu đổi thay.
Sử dụng NPK Lâm Thao hàm lượng cao nâng cao năng suất chè |
Trong sản xuất thâm canh chè hiện nay việc sử dụng các loại phân bón hóa học là yếu tố quyết định đến năng suất chè. Nhưng việc sử dụng các loại phân bón hóa học, biện pháp bón phân không cân đối là một trong những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng của chè, làm đất đai bị thoái hóa, hiệu quả kinh tế giảm.
Vì vậy, việc đưa vào sử dụng NPK hàm lượng cao, chuyên biệt cho cây chè, bón theo quy trình khép kín là một yêu cầu cần thiết trong canh tác hiện nay. Bởi thế mà Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Thọ đã phối hợp với Cty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao triển khai mô hình thử nghiệm phân bón NPK 16.8.8 hàm lượng cao chè kinh doanh tại 2 huyện Thanh Ba, Thanh Sơn, có so sánh với đối chứng là kiểu canh tác chè theo thói quen của bà con nông dân trong vùng.
Các địa điểm được chọn đều đảm bảo các yêu cầu cơ bản như nông dân có trình độ thâm canh cao, các giống chè PH1, PH11, LDP2 đang trong giai đoạn kinh doanh tốt, từ 8 - 10 năm tuổi, năng suất đạt từ 15 - 20 tấn/ha.
Trong mô hình do tuân thủ quy trình chăm sóc, bón đủ lượng phân, đúng thời điểm nên nương chè có màu xanh lá gừng chứ không xanh đậm như các nương chè bón nhiều đạm, nhờ đó mà tăng khả năng chống chịu sâu bệnh. Công tác phun thuốc BVTV được tiến hành kịp thời, đồng loạt nên hiệu quả đạt cao, số lần phun qua 5 lứa hái giảm hơn so với bón phân theo tập quán 3 lần.
Đại diện Trung tâm Khuyến nông Phú thọ nhận định, mô hình thử nghiệm loại phân bón mới này tuy mới chỉ là giai đoạn đầu nhưng đã đạt được 1 số kết quả nổi bật: Cây chè sinh trưởng, phát triển khỏe, búp lên đều, năng suất tăng, chất lượng búp tăng. Loại phân bón này khi bón đúng theo khuyến cáo giúp cải tạo đất, hạn chế rửa trôi, bốc hơi, cân bằng độ ẩm, sâu bệnh ít hơn, tạo môi trường thuận lợi cho cây chè phát triển là một yêu cầu cấp thiết trong canh tác chè hiện nay. |
Tại điểm xã Vân Lĩnh của huyện Thanh Ba qua theo dõi năng suất 5 lứa hái cho thấy lứa đầu tiên hái tạo hình nên năng suất chè ở các công thức chưa có sự sai khác nhiều. Các lứa hái sau do điều kiện thời tiết thuận lợi, mưa nhiều, đất đủ ẩm, năng suất tăng lên rõ rệt, từ 3 - 7%. So sánh giữa 3 công thức bón theo tập quán, bón phân NPK 12.5.10 và bón phân NPK 16.8.8 cho thấy bón NPK 16.8.8 cho năng suất cao nhất, cao hơn so với bón phân theo tập quán tới 28,2%.
Tại điểm xã Võ Miếu của huyện Thanh Sơn, nếu như ở lứa 1, lứa 2 các công thức bón phân chưa có sự sai khác nhiều về kết quả nhưng từ lứa 3 năng suất của công thức bón NPK 16.8.8 tăng lên rõ rệt, hơn so với bón phân theo tập quán 8,2%. Lứa hái 4 và 5 năng suất còn cao hơn so với các lứa hái trước. Tính tổng cộng trung bình 5 lứa hái năng suất công thức bón phân NPK 12.5.10 cao hơn bón theo tập quán 2%, năng suất công thức bón phân NPK 16.8.8 cao hơn tập quán 12,1%. Không chỉ hơn về năng suất mà chất lượng của chè bón theo công thức NPK 16.8.8 cũng cao hơn hai công thức chăm bón còn lại.
Nhờ đó mà hiệu quả kinh tế cuối cùng rất khác biệt nhau. Ở xã Vân Lĩnh, huyện Thanh Ba công thức bón NPK 12.5.10 cao hơn bón phân theo tập quán 7,1 triệu/ha, công thức bón NPK 16.8.8 lãi cao hơn bón phân theo tập quán 11,8 triệu/ha. Ở xã Võ Miếu, huyện Thanh Sơn công thức bón NPK 12.5.10 cao hơn bón phân theo tập quán 7 triệu/ha, công thức bón NPK 16.8.8 cao hơn bón phân theo tập quán 12,3 triệu/ha. Tính ra, bón phân NPK 16.8.8 hàm lượng cho lãi từ 40 - 50 triệu/ha.
Trung tâm Khuyến nông Phú Thọ đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp tục chỉ đạo, giám sát chất lượng các loại phân bón trên thị trường nhằm hạn chế các loại phân bón giả, kém chất lượng qua đó tạo tâm lý an tâm cho bà con nông dân và tạo sự cạnh tranh công bằng cho các công ty sản xuất phân bón có uy tín.
UBND các huyện tiếp tục chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm Khuyến nông triển khai nhân rộng các mô hình có hiệu quả vào sản xuất. Có kế hoạch phát triển, quy hoạch tập trung chè thành những vùng có diện tích lớn để thuận tiện cho đầu tư, quản lý và chăm sóc để nâng cao kinh tế cho bà con nông dân.
UBND xã Vân Lĩnh, huyện Thanh Ba và xã Võ Miếu, huyện Thanh Sơn căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kết quả triển khai của mô hình cho bà con nông dân trong vùng được biết.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã