Học tập đạo đức HCM

BỆNH PANAMA GÂY HẠI TRÊN CÂY CHUỐI

Thứ bảy - 10/11/2018 21:46
Bệnh panama trên cây chuối xuất hiện và gây hại trên một số vườn ở các tỉnh phía Nam và có nguy cơ phát triển ra diện rộng, bệnh lây lan nhanh và có khả năng gây hại nghiêm trọng trong thời gian tới, nếu không phát hiện sớm và phòng trị kịp thời.

Thời gian qua, bệnh panama trên cây chuối xuất hiện và gây hại trên một số vườn ở các tỉnh phía Nam và có nguy cơ phát triển ra diện rộng, bệnh lây lan nhanh và có khả năng gây hại nghiêm trọng trong thời gian tới, nếu không phát hiện sớm và phòng trị kịp thời.

Chi cục Trồng trọt và BVTV thông tin và hướng dẫn đến các nhà vườn trồng chuối về triệu chứng, tác nhân và biện pháp phòng trừ như sau:

1. Triệu chứng

Lá bị vàng, xuất hiện đầu tiên ở các lá già bên dưới sau lan dần lên các lá non. Triệu chứng vàng phát triển từ bìa lá và lan vào hướng gân lá làm cho lá bị héo, gãy cuống và vẫn treo trên thân giả, đôi khi cuống lá bị gãy ở phần giữa phiến lá. Sau đó, các lá già bị héo khô quanh thân giả, chỉ còn một số lá đọt xanh và mọc thẳng, các lá đọt này có màu xanh nhạt hay hơi vàng hoặc bị méo mó, nhăn nheo, cuối cùng bị héo úa.

Cây chuối nhiễm bệnh bị chết nhưng thân không ngã đổ, các bẹ ngoài bị nứt dọc, các chồi con vẫn phát triển chung quanh nhưng sau đó cũng bị héo. Khi cắt ngang thân giả sẽ thấy các bó mạch bị đổi màu nâu vàng, cắt ngang thân thật (củ chuối) các mạch có màu đỏ nâu và bốc mùi hôi.

2. Tác nhân gây hại

Bệnh do nấm Fusarium oxysporium cubense gây ra. Nấm bệnh xâm nhập chủ yếu qua chóp rễ hoặc qua vết thương ở rễ (tuyến trùng, tác nhân khác), lây lan chủ yếu cây con giống và đất có mang mầm bệnh. Nấm có khả năng lưu tồn trong đất và các bộ phận cây bệnh.

Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nóng, nhiệt độ 30oC, đất nhiều cát. Sự gây hại xảy ra ở bất kỳ giai đoạn sinh trưởng của cây, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của chuối.

3. Biện pháp phòng trừ

- Sử dụng nguồn giống sạch bệnh. Tuyệt đối không dùng chuối con ở các vườn bị bệnh làm giống.

-Trước khi trồng, cần bón vôi vào các hố trồng.

- Đối với cây con giống, cần cắt sạch rễ và đất ở gốc chuối con và nhúng gốc vào dung dịch thuốc trừ bệnh gốc đồng; hoạt chất Matalaxyl; Benomyl để hạn chế mầm bệnh.

- Khi phát hiện cây bệnh, đào bỏ cả bụi chuối bệnh tiêu hủy và rải vôi khử đất. Đối với những vườn nhiễm bệnh nặng nên tiêu hủy cả vườn, sau đó luân canh với cây trồng khác từ 2 – 3 năm./.
 

Nguồn: bannhanong.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập453
  • Hôm nay89,247
  • Tháng hiện tại794,360
  • Tổng lượt truy cập90,857,753
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây