Yêu cầu về đất và dinh dưỡng:
Chuối tiêu có khả năng cho năng suất cao từ 30-40 tấn chuối cả buồng/1ha và cũng đồng thời lấy đi một lượng dinh dưỡng lớn ở trong đất, trong những điều kiện bình thường tổng lượng dinh dưỡng chuối tiêu lấy đi gồm chất đa lượng, trung lượng, vi lượng theo mỗi tấn chuối cả buồng là: 10kg N; 3,5kg P2O5; 18kg K2O; 3,6kg MgO; 7,5kg CaO; 0,8kg S và các nguyên tố vi lượng kẽm, bo, đồng, sắt…
Trong 3 yếu tố dinh dưỡng đa lượng thì kaly cây chuối cần nhiều nhất trong giai đoạn phát triển buồng, đạm và lân cây hấp thụ liên tục từ lúc trồng đến lúc ra buồng, các yếu tố trung lượng và đa lượng cây chuối hấp thụ vào lúc giai đoạn hình thành hoa.
Bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển:
- Bón lót: Sử dụng NPK 5.10.3 Văn Điển ngoài chất đa lượng là: N = 5%; P2O5 = 10%; K2O = 3%, còn có các chất trung lượng là MgO = 9%; Cao = 15%; SiO2 = 4%; S = 2% và các chất vi lượng Zn, Mn, Cu… Tổng hàm lượng dinh dưỡng trên 58%.
Nếu trồng cây bằng con tách mẹ phân bón lót được trộn đều với lớp đất mặt, nếu trồng bằng cây nuôi cấy mô thì phân bón được đưa vào đáy hố, lấp đất bằng lớp đất mặt rồi đặt cây giống, lấy lớp đất cái phủ lên trên tránh bộ rễ cây non tiếp xúc với phân và dinh dưỡng ở lớp đất mặt được cây con sử dụng, lượng phân bón lót được bón trước từ 20-25 ngày cùng với phân chuồng 10-15kg/1 hố.
NPK 5.10.3 Văn Điển có hàm lượng lân chiếm 10% không bị rửa trôi, tan tốt trong dịch chua của rễ chuối tiết ra kích thích bộ rễ chuối non phát triển, cung cấp lân dễ tiêu từ cho cây từ khi mới trồng đến khi thu hoạch, chất canxi chiếm 15% khử chua nâng cao độ pH đất phù hợp với yêu cầu sinh trưởng phát triển của cây chuối. Bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển không phải bón vôi, chất manhê...
- Bón thúc: Đối với chuối tiêu, bón phân thúc là biện pháp quan trọng quyết định năng suất chất lượng của vụ chuối. Nếu bón không cân đối, không đầy đủ các chất dinh dưỡng, không đủ lượng sẽ dẫn đến chuối chậm phát triển, phân hóa mầm hoa đình trệ, sức chống chịu sâu bệnh kém nên người trồng chuối cần lựa chọn loại phân bón thúc có đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng từ đa lượng đến trung lượng và vi lượng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.
* Đánh tỉa chồi một cây chuối có thể sinh sản 5-10 chồi bên, chỉ nên để 1 - 2 chồi cho vụ sau, các chồi khác bỏ đi để tránh cạnh tranh về dinh dưỡng, cắt tỉa lá già và lá bị bệnh trên 60%, khi quả bắt đầu cong lên thì tiến hành bao buồng chuối bằng túi ni lông đồng thời ngắt hoa đực ở vị trí khoảng 10cm dưới nải quả cuối cùng để làm tăng dinh dưỡng của các quả phía dưới.
Lưu ý: Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển bón cho chuối tiêu khác biệt với phân NPK thông thường ở chỗ: Tỷ lệ 3 chất dinh dưỡng đa lượng N, P, K cân đối theo nhu cầu của cây chuối, 4 chất trung lượng canxi, manhê, lưu huỳnh, silíc chiếm 40-41% và các chất vi lượng kẽm, bo, đồng, cô ban có vai trò quan trọng quyết định năng suất và chất lượng mà các loại phân NPK thông thường hầu như không có.
Phân bón Văn Điển không bị rửa trôi do mưa hoặc tưới mà cung cấp dinh dưỡng từ từ cả vụ, nếu cây không sử dụng hết thì vụ sau tiếp tục sử dụng. Chuối tiêu bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển thì cây khỏe, phát triển cân đối, thân mập, lá xanh, thanh vàng bóng, rất ít rách lá, ít đổ ngã, ít sâu bệnh gây hại, quả đều, năng suất cao và chất lượng tốt.
Các nhà vườn ở Khoái Châu (Hưng Yên) sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển đã nhiều năm cho chuối tiêu nhận xét là giảm chi phí so với bón phân đơn, phân NPK thông thường 10%; năng suất chuối tăng từ 15-20%, không phải dùng thuốc bảo vệ thực vật, mã quả đẹp, trữ lượng đường cao, có mùi thơm, được thị trường ưa chuộng. Đây thực sự là loại phân lý tưởng cho bà con nông dân trồng chuối.
Theo Dân Việt
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã