Học tập đạo đức HCM

Các tỉnh phía Nam cần gieo cấy đúng lịch thời vụ để phòng chống vàng lùn, lùn xoắn lá

Chủ nhật - 10/06/2018 10:25
Các địa phương phải quyết liệt hướng dẫn, chỉ đạo nông dân thực hiện nghiêm túc lịch gieo sạ tập trung, né rầy theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

 

Các tỉnh phía Nam cần gieo cấy đúng lịch thời vụ để phòng chống vàng lùn, lùn xoắn lá. Ảnh: TTXVN 

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để chủ động phòng chống, ngăn ngừa sự lây lan, bùng phát thành dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá và bảo vệ an toàn vụ lúa Hè Thu 2018 và các vụ tiếp theo, các địa phương phải quyết liệt hướng dẫn, chỉ đạo nông dân thực hiện nghiêm túc lịch gieo sạ tập trung, né rầy theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. 

Các đơn vị chuyên môn phân công cán bộ bám sát đồng ruộng theo dõi diễn biến của rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên các trà lúa từ mạ đến đẻ nhánh, phát hiện sớm các ổ dịch và báo cáo kịp thời lên cơ quan chuyên môn cấp trên để có biện pháp xử lý thích hợp. 

Đồng thời củng cố hệ thống bẫy đèn, theo dõi sát các đợt rầy nâu di trú để đề xuất lịch gieo sạ né rầy. 

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Cục Bảo vệ thực vật chỉ đạo hệ thống bảo vệ thực vật cơ sở tăng cường cán bộ kỹ thuật bám sát đồng ruộng, hướng dẫn, chỉ đạo nông dân thực hiện các biện pháp phòng chống kịp thời rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Thực hiện kiểm tra, phân tích xác định và trả lời sớm kết quả các mẫu rầy mang virus gây bệnh theo yêu cầu của địa phương. 

Cục Trồng trọt phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật xây dựng lịch thời vụ gieo sạ phù hợp, tránh các cao điểm gây hại của rầu nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và các sinh vật gây hại khác. Các địa phương hạn chế sử dụng các giống lúa nhiễm rầy, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. 

Sau hơn 10 năm được khống chế, năm 2017, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa đã bùng phát gây hại trở lại ở các tỉnh phía Nam với trên 16.000 ha. 

Năm 2018, bệnh phát sinh gây hại từ vụ lúa Đông Xuân và tiếp tục gây hại trên lúa Hè Thu với trên 6.200 ha tập trung tại các tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng và Bạc Liêu. 

Ngoài nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan dẫn đến sự gia tăng quy mô và mức độ gây hại của bệnh trong thời gian qua là do tâm lý chủ quan của nông dân, sự chỉ đạo của địa phương còn chưa quyết liệt, nhất là chỉ đạo nông dân xuống giống đúng khuyến cáo lịch thời vụ./. 

Theo TTXVN
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập518
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm513
  • Hôm nay73,335
  • Tháng hiện tại778,448
  • Tổng lượt truy cập90,841,841
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây