Học tập đạo đức HCM

Cây trồng cạn “bén duyên” đất lúa

Chủ nhật - 17/05/2015 09:03
Thời gian qua, các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ (DHNTB) phải hứng chịu đợt hạn hán kéo dài trên diện rộng, gây ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, khí hậu, nhiều địa phương trong vùng đã tích cực đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích đất trồng lúa để đảm bảo thu nhập cho nông dân.

Nhiều mô hình hiệu quả

Mô hình thâm canh ớt trên đất lúa ở Bình Định cho thu nhập cao.

Bình Định là một trong những địa phương thực hiện khá tốt chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích đất trồng lúa bấp bênh, năng suất thấp. Nếu như năm 2013, diện tích chuyển đổi cây trồng cạn trên đất lúa tại Bình Định là 3.630,2ha, đạt 54% kế hoạch thì năm 2014, diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng là 5.433ha. Trong đó diện tích chuyển đổi đất trồng màu kém hiệu quả 2.971ha, tập trung ở Phù Cát (1.035ha đất trồng sắn chuyển sang trồng lạc, dưa, ớt...), Tây Sơn (1.035ha chuyển sang trồng dưa hấu, lạc, ngô lai...); diện tích chuyển đổi sản xuất cây trồng cạn trên đất lúa là 2.462ha, cụ thể, vụ đông xuân 815ha, tập trung ở 2 huyện Phù Cát và Phù Mỹ, vụ hè thu, vụ mùa 1.647ha. Riêng vụ đông xuân 2014-2015, diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn Bình Định là 2.156ha, trong đó diện tích chuyển đổi đất trồng màu kém hiệu quả 1.505ha, diện tích chuyển đổi sản xuất cây trồng cạn trên đất lúa là 651,5 ha.

Thực tiễn sản xuất cho thấy, nhiều công thức luân canh có giá trị thu nhập cao đã được áp dụng hiệu quả tại một số địa phương trong tỉnh Bình Định như: Xã Cát Hải (huyện Phù Cát) chuyển đổi 340ha từ sản xuất 1 vụ lúa bấp bênh sang cơ cấu 1 vụ lạc - 2 vụ hành/năm cho thu nhập 150-180 triệu đồng/ha/năm; xã Cát Tài (Phù Cát) chuyển đổi từ 3 vụ lúa bấp bênh/năm sang canh tác các loại cây trồng cạn, giá trị thu nhập 120-150 triệu đồng/ha/năm; xã Tây Giang (Tây Sơn) áp dụng công thức: đậu phộng (lạc) - dưa leo - khổ qua (mướp đắng) hoặc đậu phộng - 2 vụ hành lá - dưa leo, giá trị thu nhập trên 200-300 triệu đồng/ha/năm. 

Tại tỉnh Quảng Nam, hiện mới có 1.400/41.000ha đất chuyên trồng lúa nước được chuyển đổi sang cây trồng khác. Tại một số diện tích có điều kiện, nông dân đã thực hiện việc luân canh cây trồng (khoảng 5.000ha). Đối với chân đất lúa bấp bênh về nước tưới, thực hiện ở 8 huyện, thành phố đồng bằng, trung du (Đại Lộc, Hội An, Điện Bàn, Quế Sơn, Thăng Bình, Tiên Phước, Tam Kỳ, Núi Thành), áp dụng một số công thức luân canh như: lúa đông xuân - sắn/lạc/mè vụ hè thu; lạc đông xuân xen sắn trên đất lúa nước trời ở Quế Sơn. Đối với đất lúa chủ động nước tưới, nông dân đã chủ động chuyển đổi phương thức canh tác từ chuyên canh lúa sang các công thức luân canh: lúa đông xuân - dưa hấu xuân hè - lúa hè thu, dưa hấu đông xuân - dưa hấu xuân hè - lúa hè thu, lúa đông xuân - ngô (hoặc đậu phụng) hè thu, đậu phụng đông xuân (ĐX)- ngô hè thu (HT),… Tại các mô hình này, cây trồng chuyển đổi đều cho năng suất cao, ngô đạt 60-70 tạ/ha, dưa hấu 24 tạ/ha, lạc 25 -30 tạ/ha,... và cho thu nhập khá: Ngô ĐX - lúa HT 87 triệu đồng và 46 triệu đồng/ha/năm; lạc ĐX - lúa HT 99 triệu đồng và 54 triệu đồng/ha/năm; lạc ĐX - ngô HT 114 triệu đồng và 87 triệu đồng/ha/năm; ngô ĐX - lạc HT 102 triệu đồng và 76 triệu đồng/ha/năm.

Ông Đặng Ngọc Quang, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Ninh Thuận, cho biết, vụ ĐX 2014-2015, diện tích buộc phải dừng sản xuất do thiếu nước tưới trên địa bàn tỉnh là 6.100ha (trong đó cây lúa là 3.214ha). Trên cơ sở nhu cầu của thị trường đang cần, phát huy lợi thế và điều kiện tự nhiên của từng vùng, Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo các huyện, thành phố và các đơn vị trực thuộc vận động và hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ các vùng đất gò cao, thiếu nước, sản xuất lúa kém hiệu quả sang trồng các cây trồng khác có giá trị kinh tế hơn. Cụ thể, vụ đông xuân vừa qua đã chuyển đổi 100ha từ đất trồng lúa sang trồng cây đậu xanh 50ha, dưa hấu 25ha, nho 20ha và trồng cỏ chăn nuôi là 5ha, tập trung ở 2 huyện Thuận Nam và Ninh Phước. Riêng vụ hè thu 2015, diện tích dự kiến chuyển đổi từ đất chuyên lúa sang cây trồng khác là 340ha (trên tổng số 16.133ha), cụ thể cây đậu xanh khoảng 70ha, dưa hấu 30ha, bắp lai và một số cây trồng khác khoảng 240ha, tập trung ở hai huyện Ninh Phước và Thuận Bắc.

Chuyển đổi phải theo định hướng thị trường

Chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng nho ở Ninh Thuận.

Dù đạt được kết quả khả quan nhưng diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng cạn ở các địa phương Duyên hải Nam Trung Bộ chưa nhiều. Theo ông Quang, nguyên nhân là do thiếu nước tưới; thị trường tiêu thụ sản phẩm bấp bênh, có quá ít doanh nghiệp liên kết tiêu thụ, sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm; nông dân vẫn quen với việc trồng lúa, thiếu nguồn lao động.

Tại Diễn đàn Khuyến nông@ nông nghiệp chủ đề chuyển đổi cơ cấu cây trồng cạn trên đất lúa tại khu vực Nam Trung Bộ ngày 15/5, đại diện Cục Trồng trọt cho biết, trong 2 năm 2013 - 2014, diện tích chuyển đổi đất lúa sang cây trồng cạn ngắn ngày ở khu vực Nam Trung Bộ là 10.882ha, đạt 22% kế hoạch chuyển đổi toàn vùng, cây trồng chuyển đổi chủ yếu là ngô lai, lạc, rau màu, ớt, sắn, mía, cây thức ăn chăn nuôi…

Tại Bình Định, mô hình luân canh lúa - đậu phộng - lúa;  đậu phộng - ngô lai - kiệu đã cho thu nhập 70-150 triệu đồng/ha/năm, tăng 1,5-2,5 lần so với làm 2 vụ lúa; công thức luân canh:  lúa - mè - ngô lai hoặc đậu phộng - mè/ ngô lai - lúa mùa có thu nhập từ 76 - 96 triệu đồng/ha/năm, tăng gấp 2 lần sản xuất 3 vụ lúa.

Tại Quảng Ngãi, mô hình lúa đông xuân - lạc (hoặc ngô) HT cho giá trị thu hoạch trên 60 triệu đồng/ha/năm; lúa ĐX – bí (hoặc cà chua, khổ qua, ớt) hè thu cho giá trị thu nhập từ 90-160 triệu đồng/ha/năm.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Cục Trồng trọt, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong 2 năm vừa qua còn chậm và manh mún; sự chuyển đổi còn nặng về số lượng, chất lượng chưa đủ sức cạnh tranh, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường, khả năng cạnh tranh thấp, giá cả không ổn định, ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân;nhiều mặt hàng có nhu cầu cao trong nước có thể sản xuất như ngô, đậu tương, rau,… nhưng quy mô sản xuất còn nhỏ và chất lượng chưa cao nên chậm thay thế hàng nhập khẩu; chưa có sự liên kết sản xuất theo chuỗi, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp khó thu mua được sản phẩm chất lượng tốt với khối lượng lớn cùng một thời điểm mà khách hàng cần.

Vì vậy, trong định hướng chuyển đổi của Cục Trồng trọt thời gian tới, các địa phương cần phát triển các cây trồng lấy sản phẩm cho công nghiệp chế biến trong nước thay thế nông sản nhập khẩu. Sau ngô, lạc, đậu tương là đậu đỗ, mè - vừng, khoai lang, đây là những sản phẩm tiêu thụ nội địa có thị trường khá ổn định, là những cây ngắn ngày, chịu hạn, có thể luân - xen canh tăng vụ, tăng hiệu quả đầu tư. Mặt khác, để phát triển các nhóm sản phẩm màu và cây công nghiệp ngắn ngày, không thể không tăng đầu tư và nếu không đạt được những tiến bộ vượt bậc về năng suất, chất lượng thì khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường khu vực và trên thế giới rất khó đạt được các chỉ tiêu đề ra.

Chuyển đổi cần bố trí mùa vụ hợp lý, nhóm cây trồng phù hợp với điều kiện tiểu vùng sinh thái nhằm tiết kiệm nguồn nước trong điều kiện nắng hạn gay gắt, né tránh mưa lũ, giảm thiểu tổn thất do thiên tai gây ra. Trên cơ sở đó, trong định hướng chuyển đổi vùng DHNTB cần áp dụng các công thức “luân - xen canh” hợp lý như sau: Đối với vùng lúa ĐX sớm - lúa HT sớm - lang, rau, đậu thu đông (vùng sử dụng nước hồ đập nhỏ) áp dụng loại hình chuyển đổi sau: Ngô, lạc ĐX - lúa HT - rau, lang thu đông (tiết kiệm nước cho lúa hè thu, ngô lạc ĐX được giá, thời tiết thuận lợi); lúa ĐX sớm - lạc, đậu tương hè - rau, lang thu đông; ngô ĐX - lạc, đậu tương hè - rau, lang thu đông. Vùng lúa ĐX sớm - lúa mùa (vùng sử dụng nước mưa là chủ yếu) áp dụng cơ cấu: Lạc ĐX sớm - mè vụ hè - lúa mùa; sắn xen lạc ĐX sớm (thu lạc tháng 2, thân lá vun gốc sắn, tháng 9 thu hoạch), trồng cỏ chăn nuôi gia súc; lúa ĐX sớm - lúa HT - lúa vụ 3 (vùng có tưới sản xuất 3 vụ lúa/năm)…

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa phải gắn với thị trường, hình thành liên minh giữa doanh nghiệp và nông dân để bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Chuyển đổi tạo thành các vùng sản xuất hàng hóa, vùng nguyên liệu để thuận tiện cho việc tiêu thụ sản phẩm, phát triển bền vững. Chuyển đổi phải trên cơ sở tình hình thực trạng cơ sở hạ tầng của từng địa phương, gắn với quy hoạch nông thôn mới. Cây trồng chuyển đổi có sức cạnh tranh cao, thay thế nhập khẩu như ngô, đậu tương, lạc, rau hoa… Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải đáp ứng yêu cầu nâng cao thu nhập cho nhân dân, tạo ra việc làm tại chỗ có thu nhập cao…

Theo Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa được các địa phương thống nhất thì tổng diện tích chuyển đổi vùng DHNTB đến năm 2020 là 104.500ha; trong đó, giai đoạn 2013 - 2015: diện tích gieo trồng lúa cần chuyển đổi sang cây trồng khác khoảng 48.500ha; giai đoạn 2016 - 2020, diện tích gieo trồng lúa chuyển đổi đến năm 2020 là 56.000ha.

Khánh Nguyên
nguồn: kinhtenongthon.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập281
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm278
  • Hôm nay37,695
  • Tháng hiện tại943,797
  • Tổng lượt truy cập91,007,190
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây