Hàm lượng protein, acid amin
"Nguyên liệu đầu vào, quyết định đầu ra", nếu nguyên liệu thiếu các thành phần dinh dưỡng thì không thể sản xuất được thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao. Các loài côn trùng được xem như là một nguồn cung cấp protein thay thế tiềm năng; Nhất là khi so sánh hàm lượng protein của chúng với các nguồn protein thực vật như đậu nành hay protein động vật như bột thịt, bột xương. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hàm lượng protein trong côn trùng đã đạt được gần như là "protein cô đặc" với hàm lượng protein khác nhau ở các loài từ 30% trong sâu gỗ đến 82% trong một số loài ong bắp cày. Tỷ lệ tiêu hóa của chúng đạt từ 33% đến 96% trong một số loài sâu bướm và nhộng bướm.
Tương tự như vậy, thành phần acid amin của các loại côn trùng cũng khác nhau. Một số loài có hàm lượng phenylalanine và tyrosine cao, một số loài khác lại giàu hàm lượng tryptophan, lysine, threonine (Hình 1). Tuy nhiên, các dữ liệu phân tích đã cho thấy, trong côn trùng, hàm lượng các acid amin chứa lưu huỳnh - là thành phần chính của phân tử protein đối với động vật thủy sản lại rất hạn chế. Tổng số acid amin chứa lưu huỳnh hiển thị là chất gây hạn chế đầu tiên đối với acid amin.
Hình 1: Thành phần các acid amin có trong côn trùng và các loại động vật khác
Hàm lượng lipid, carbohydrate
Ngoài protein, thành phần chính khác trong thành phần dinh dưỡng của côn trùng là chất béo. Phần lớn, các phân tích chỉ ra rằng, hàm lượng chất béo có trong các loại côn trùng là tương đối giống nhau. Các nghiên cứu cũng cho thấy, chế độ ăn uống đóng góp đáng kể cho hàm lượng acid béo không bão hòa đa (PUFA) trong côn trùng. Hàm lượng lipid có trong côn trùng có thể đạt 50% hàm lượng chất khô thường được bão hòa, tương tự như dầu hoặc dầu hướng dương. Trong đó, triglycerides là chất béo trung tính chiếm hàm lượng lớn nhất của chuyển hóa năng lượng trong các loài côn trùng. Ngoài ra, tương tự như tôm, côn trùng cũng không thể tự tổng hợp được cholesterol. Điều quan trọng cần lưu ý rằng sự mất cân bằng của các sterol, đặc biệt là cholesterol có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng, số lần lột xác và tỷ lệ sống sót của tôm nuôi. Theo báo cáo, căn cứ vào trọng lượng cơ thể, hàm lượng cholesterol có trong côn trùng từ khoảng 105 mg/100 g ở dế nhà và ở mức thấp nhất ở bọ hung là 56 mg/100g.
Carbohydrate trong côn trùng chỉ chiếm một hàm lượng thấp khoảng 3 - 4% ở giai đoạn ấu trùng và khoảng 15% ở các côn trùng trưởng thành. Các nghiên cứu cho biết, các côn trùng non được nuôi ở chế độ có hàm lượng protein thấp thì hàm lượng carbohydrate cũng ít hơn, tăng trưởng chậm hơn và dự trữ lượng protein trong cơ thể thấp hơn so với những côn trùng được nuôi với hàm lượng protein cao.
Côn trùng trong thức ăn tôm
Từ những năm 1970, đã có các nghiên cứu chỉ ra rằng khi tôm sử dụng các loài động vật chân đốt, các ấu trùng của côn trùng làm thức ăn được người tiêu dùng yêu thích hơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu về việc sử dụng côn trùng thay thế cho bột cá trong thức ăn tôm và hàm lượng của các loài côn trùng còn rất hạn chế.
Ruồi nhà được dùng làm thức ăn cho tôm thẻ chân trắng, do trong ruồi có chuỗi peptide được sản xuất nhờ quá trình thủy phân nhờ đó giúp cho tôm tăng trọng tốt, giảm tỷ lệ chuyển hóa thức ăn và nâng cao tỷ lệ sống. Trong một nghiên cứu đã thực hiện để đánh giá sự thay thế một phần và toàn bộ thức ăn bởi loài côn trùng thủy sinh (Trichocorixa) trong quá trình nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng. Kết quả cho thấy, tôm được nuôi hoàn toàn bằng bột côn trùng có tốc độ tăng trưởng kém, tuy nhiên nó lại không ảnh hưởng đến màu sắc, mùi và hương vị của thịt tôm.
Triển vọng
Việc sử dụng côn trùng làm thức ăn cho các loài thủy sản là điều hoàn toàn có thể thực hiện trong điều kiện nuôi thâm canh với một loạt các hệ thống canh tác khác nhau và các loài nuôi có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Việc sản xuất giống côn trùng dựa vào các chất thải hữu cơ một cách an toàn và tiết kiệm kinh tế là điều có thể thực hiện; Nhưng để có tính khả thi về mặt kinh tế, thì tổng chi phí nuôi dưỡng và cho ăn côn trùng đối với tôm, cá cần phải thấp hơn so với chi phí cho ăn nguồn protein thông thường như bột cá, bột đậu nành hay phụ phẩm.
>> Chất lượng protein là điều quan trọng quyết định đến sự phát triển khỏe mạnh của các loài động vật thủy sản, nhất là các loài ăn thịt. Và côn trùng có thể đáp ứng được yêu cầu này, không những thế, nó còn là nguồn cung cấp thức ăn cho thủy sản bền vững. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã