Học tập đạo đức HCM

Hà Tĩnh rộn ràng cho vụ tôm đầu mùa

Thứ hai - 06/06/2016 22:43
Những ngày gần đây, khắp các vùng nuôi tôm ven biển trên địa bàn tỉnh tất bật bước vào vụ tôm xuân hè. Không khí rộn ràng của các chủ đầm tôm trong việc cải tạo, chuẩn bị các nhiệm vụ cần thiết để xuống giống mới… với một niềm hy vọng thắng lợi trong vụ nuôi năm nay.
 

Đến vùng nuôi tôm ở xã Hộ Độ (Lộc Hà) là một trong những điểm được dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững Hà Tĩnh lựa chọn xây dựng mô hình nuôi tôm an toàn sinh học. Tại đây, nhiều hộ dân đang tập trung huy động nguồn nhân lực cải tạo ao đầm và sẵn sàng cho xuống giống mới vụ tôm đầu mùa trong năm. Nhìn chung, các ao hồ trên cát đã được cải tạo gần hoàn chỉnh, nâng cấp rất chuyên nghiệp.


Nhiều hộ nuôi tôm tại Hộ Độ (Lộc Hà) bắt đầu xuống giống vụ tôm xuân hè đúng lịch thời vụ
Ảnh: Lệ Trần

Nhiều chủ đầm chuẩn bị thả giống. Với khuôn mặt ánh lên niềm tin về vụ tôm thu hoạch đạt kết quả, anh Trương Văn Tùng, Chủ nhiệm hợp tác xã (HTX) Nuôi trồng thủy sản Tân Quý, Hộ Độ cho biết: “Gần một tháng cật lực, tập trung lại tất cả các xã viên để cải tạo ao đầm với tổng diện tích 26 ha nuôi trồng thủy sản trên cát. Vì là vụ mùa chính, nên chúng tôi rất cẩn trọng trong khâu cải tạo ao đầm. Đặc biệt, HTX luôn thực hiện các khâu theo quy trình hướng dẫn: tháo cạn, cày bừa làm phẳng đáy ao, diệt khuẩn bằng vôi đá và gia cố bờ ao rồi lấy nguồn nước từ ao lắng; lắp thêm hệ thống quạt nước phù hợp mật độ nuôi… Ngoài ra, lựa chọn con giống có kích cỡ đồng đều, không nhiễm bệnh và có giấy chứng nhận kiểm dịch… Nhờ vậy, vụ nuôi thủy sản năm 2015, chúng tôi thu lại gần 2,7 tỷ đồng, lãi ròng hơn 1 tỷ”.

Hiện tại, HTX dự kiến qua tiết thanh minh sẽ tiến hành thả 3,5 triệu con giống tôm thẻ chân trắng chất lượng cao, do đích thân các xã viên vào tận cơ sở ở các tỉnh phía Nam mua con giống.

Tại những vùng nuôi tôm đạt hiệu quả như các huyện Nghi Xuân, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, nhiều chủ đầm tôm cũng đang tích cực cải tạo ao đầm cho vụ xuân hè. Rời Hộ Độ, đến vùng nuôi tôm trên cát ở xã Thạch Sơn (Thạch Hà), chúng tôi bắt gặp những chiếc xe tải nối đuôi nhau đưa giống về cung ứng cho bà con nơi đây. Hàng triệu con tôm được mọi người vận chuyển đến trước ao nuôi.

Tiếp nhận gần 2 triệu con tôm giống, anh Nguyễn Huỳnh bộc bạch: “Vụ nuôi tôm năm 2015, do thường xuyên xảy ra dịch bệnh, nên chúng tôi được dự án hỗ trợ xây dựng 3 mô hình trình diễn nuôi đa dạng hóa tôm xen cua, cá. Bước đầu, hình thức này hạn chế được tình hình dịch bệnh như hiện nay, mang lại hiệu quả ổn định cho người nuôi. Vì thế, vụ tôm năm nay, chúng tôi “mạnh tay” bỏ ra vốn hơn 500 triệu đồng để nâng cấp toàn bộ các ao nuôi, giàn quạt nước, trải bạt làm kè…”


Tại Thạch Sơn (Thạch Hà) nhiều chủ đầm tôm đang thuê nhân công cải tạo lại ao, đầm để chuẩn bị bước vào mùa vụ
Ảnh: Lệ Trần

Điều mừng là những năm gần đây, người dân không phải lo lắng về con giống như trước. Người nuôi tôm bây giờ chỉ cần đăng ký đặt hàng là các công ty cung ứng giống có uy tín trong và ngoài tỉnh chở đến tận hồ.

Trực tiếp giám sát kỹ thuật nuôi trồng thủy sản Hộ Độ (Lộc Hà), anh Lê Thế Thanh cho biết: Bắt đầu từ tháng 3, các hộ nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn xã huy động đào mới, cải tạo, tu sửa, trải bạt, vỗ bờ, xử lý môi trường nước để bước vào vụ mới. Hiện toàn xã đã cải tạo hơn 80% diện tích nuôi tôm và nhiều vùng nuôi bắt đầu xuống giống đúng với lịch thời vụ. Ngoài ra, tại địa phương, người dân được tham gia các buổi tập huấn về quy trình nuôi áp dụng tiêu chuẩn công nghệ cao, nhất là hạn chế tối đa việc sử dụng hóa chất; dùng chế phẩm sinh học, men vi sinh để khống chế và quản lý môi trường.

Theo Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y Đặng Thị Thu Hoàn, để vụ tôm năm nay thu lại thắng lợi, ngay từ đầu vụ, cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để người nuôi tôm tuân thủ các quy định về phòng chống dịch bệnh. Trong đó, các hộ nuôi cần thực hiện đồng bộ các biện pháp, bắt đầu từ khâu ao nuôi, cải tạo, chọn giống tôm tốt và được kiểm dịch, quản lý thức ăn và chế độ ăn, bảo đảm môi trường nước sạch, thường xuyên vệ sinh tiêu độc, khử trùng khu vực nuôi. Thêm vào đó, nên hạn chế nuôi quảng canh và đẩy mạnh theo hướng nuôi thâm canh, công nghệ cao trên cát. Mặc khác, các hộ nuôi cần theo dõi ao nuôi thường xuyên, nếu có biểu hiện bất thường phải báo cáo ngay cho chính quyền địa phương và cơ quan chức năng xử lý kịp thời.

Theo Lệ Trần/daibieunhandan.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập459
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm454
  • Hôm nay66,503
  • Tháng hiện tại771,616
  • Tổng lượt truy cập90,835,009
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây