Học tập đạo đức HCM

Hưng Dân - Hy vọng lớn cho nông dân

Thứ tư - 27/05/2015 21:36
Lúa có mùi thơm, gạo trong, hạt gạo dài, không bạc bụng, tỷ lệ gạo/thóc đạt 69%, dinh dưỡng cao, cơm ăn khô, nhưng dễ ăn, hương thơm, có vị ngọt đậm, chan canh không nát, ngon hơn cơm Khang dân 18.
* Lời giải cho bài toán tìm giống lúa thay thế Khang Dân Để giải quyết nhu cầu lương thực "nhanh, nhiều, tốt, rẻ", trước đây nông dân thường gieo cấy giống lúa Khang dân 18. Điều đó lý giải vì sao Khang dân 18 vẫn "ngự trị" trên đồng ruộng với diện tích không hề nhỏ. Ngay tại tỉnh Thái Nguyên vẫn còn hơn 50% diện tích gieo cấy giống lúa này. Tuy nhiên sau nhiều năm sử dụng, lại không được chọn tạo liên tục nên Khang dân 18 đã thoái hóa, năng suất không ổn định và dễ bị sâu bệnh. Vì vậy, nhiều năm nay, ngành nông nghiệp Thái Nguyên vẫn trăn trở tìm giống lúa mới thay thế. Và cuối cùng, đã tìm thấy lời giải cho bài toán khó, đó là giống lúa mới Hưng Dân. Mang hưng thịnh đến cho nông dân Hưng Dân là giống lúa do Cty TNHH Nông nghiệp Nhiệt Đới chọn tạo. Qua khảo nghiệm trên mạng lưới quốc gia, Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống và sản phẩm cây trồng Quốc gia (Cục Trồng trọt) đánh giá là giống có triển vọng. Giống cho năng suất cao, từ  69 - 72 tạ /ha, cao hơn giống lúa đối chứng Khang dân 18 từ 15 - 20%, chất lượng gạo khá, cứng cây, lá xanh dày, ít nhiễm rầy, ít bị bệnh, nhất là bệnh đạo ôn vụ xuân và bạc lá vụ mùa. Đặc biệt giống rất dễ tính, thích ứng rộng, phát triển tốt trên các chân đất, ngay cả đất nghèo dinh dưỡng, bạc màu. Đây là một điểm cộng, để tin rằng ở đâu Khang dân 18 sống được thì ở đó Hưng Dân hoàn toàn có thể phát triển tốt. Lúa có mùi thơm, gạo trong, hạt gạo dài, không bạc bụng, tỷ lệ gạo/thóc đạt 69%, dinh dưỡng cao, cơm ăn khô, nhưng dễ ăn, hương thơm, có vị ngọt đậm, chan canh không nát, ngon hơn cơm Khang dân 18. Tháng 4/2013, giống lúa Hưng Dân đã được Bộ NN-PTNT công nhận SX thử thì chưa đầy 1 năm sau, tháng 3/2014, Hưng Dân đã được Hội đồng Khoa học Bộ NN-PTNT đánh giá rất cao và cho công nhận SX chính thức tại các tỉnh phía Bắc. Giống đã được đăng ký bảo hộ độc quyền trên toàn lãnh thổ VN. Với nhiều đặc tính ưu việt nên giống lúa Hưng Dân đã nhanh chóng "phủ sóng" ra nhiều địa phương như Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hóa, TT - Huế, Lạng Sơn, Thái Nguyên… với diện tích gieo cấy ngày càng lớn. Cùng thăm cánh đồng lúa Hưng Dân, bà Lê Thị Liên (xóm Ấp Thái, xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ) cho biết, từ hàng chục năm nay, người dân ở đây quen cấy Khang dân 18, coi như giống mặc định ở địa phương này. Vì tham gia công tác Hội Nông dân, làm đầu mối chuyển giao KHKT nên vụ mùa năm 2014, gia đình bà Liên trồng thử 1 sào lúa Hưng Dân. Thật bất ngờ, giống này có độ thuần cao, dễ chăm sóc, ưa thâm canh. Khi thu hoạch, Hưng Dân cho năng suất cao hơn Khang dân 18 từ 30 - 60 kg/sào, thậm chí "vượt mặt" cả lúa lai đang trồng tại địa phương. Điều quan trọng nhất là nhiều hộ nông dân thích ăn gạo Hưng Dân. Không như dân thành phố thích ăn gạo dẻo, ở đây bà con ăn cơm phải tơi, khô, ngọt đậm, vị bùi, để nguội ăn vẫn ngon. Những đặc tính trên thường chỉ có lúa Bao Thai hoặc Khang dân 18. Nay gạo Hưng Dân đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đó lại dễ trồng, năng suất cao. Giống lúa Khang dân 18 đã có một thời vẻ vang, không ai dám phủ nhận vai trò lịch sử to lớn của nó trong ngành nông nghiệp VN thời kỳ bao cấp. Còn giống lúa Hưng Dân với những đặc tính nổi trội, ưu việt hơn hẳn hy vọng sẽ có được một vị trí xứng đáng trong thời kỳ đổi mới. Nhìn thấy cơ hội, vụ xuân 2015, bà Liên đã tăng diện tích trồng 3 sào Hưng Dân. Còn bà Bùi Thị Miền ở cùng xóm Ấp Thái chỉ vào ruộng lúa 4 sào của gia đình mình như khoe: "Nhìn ruộng lúa sướng mắt thật. Lúa đều tăm tắp, không hề bị sâu bệnh, trong khi ruộng kế bên, cấy giống Khang dân 18 bị rầy nâu phá hoại phần lớn". Cũng "kết" chất lượng gạo Hưng Dân nên bà Miền quả quyết, đây là giống lúa gia đình bà sẽ chọn cho những vụ SX sau. Đưa vào cơ cấu, mở rộng diện tích Bà Dương Thị Thu Hằng, cán bộ Phòng NN-PTNT huyện Đồng Hỷ cho biết, Hưng Dân là giống lúa cảm ôn, vụ xuân có TGST 128 - 138 ngày, vụ mùa 105 - 110 ngày, nếu gieo sạ thì TGST là 100 ngày. Giống cấy được các vụ xuân, mùa và hè thu. Đây là giống ưa thâm canh, khả năng đẻ nhánh khá, tỷ lệ hạt lép thấp. Giống có độ thuần cao, chịu rét, hạn khá, chống đổ tốt. Chống chịu sâu bệnh tốt, chống bệnh bạc lá, khô vằn, rầy nâu tốt hơn hẳn Khang dân 18. Do hạt lúa thon dài, gạo trong, không bạc bụng, trắng bóng, sáng đẹp, cơm có mùi thơm, vị đậm nên có thể sử dụng để làm bún, bánh mà không cần phải sử dụng phụ gia, được các làng nghề ưa chuộng. Ông Nguyễn Tá, Trưởng phòng Trồng trọt, Sở NN-PTNT Thái Nguyên cho biết, Hưng Dân đã đáp ứng được đòi hỏi của người dân Thái Nguyên về năng suất, chất lượng. Đó là 2 yếu tố tiên quyết để ngành nông nghiệp khuyến cáo bà con mở rộng diện tích Hưng Dân trong những vụ tiếp theo. Sở cũng xem xét đưa giống lúa Hưng Dân vào cơ cấu gieo trồng của tỉnh. Ông Ngô Quang Điểm, GĐ Cty TNHH Nông nghiệp Nhiệt Đới cho biết, Cty chuyên SX và cung ứng các loại giống lúa chất lượng cao như lúa thuần Nàng Xuân, lúa nếp Lang Liêu, nếp Phú Quý, nếp Cô Tiên... đang được bà con nông dân mến mộ. Hưng Dân là một trong các giống lúa ưu tú của Cty. Từ khi "tung" giống này ra, rất nhiều nơi đã gọi điện đến Cty hỏi han cặn kẽ, liên hệ mua giống, Cty cũng đã chuẩn bị đủ lượng giống để cung ứng cho thị trường...
 
| NongNghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập432
  • Hôm nay90,833
  • Tháng hiện tại795,946
  • Tổng lượt truy cập90,859,339
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây