Học tập đạo đức HCM

Kỳ diệu ốc đảo xanh giữa vùng hạn Ninh Thuận

Chủ nhật - 14/06/2015 03:27
Dù tỉnh Ninh Thuận công bố thiên tai hạn hán nhưng ở đây vẫn có những ốc đảo xanh ươm bởi những luống rau, cải, hành, cà rốt… nhờ nông dân biết áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước.

Nếu như trước năm 2011, ở ấp Tuấn Tú (An Hải, Ninh Phước) nhìn đâu cũng thấy đất bỏ hoang, cát bay và xương rồng, thì hiện nay, ngay giữa thời điểm hạn hán khốc liệt, ốc đảo này được phủ xanh bởi măng tây, hành, cải…

Tưới tiết kiệm cứu tinh

Một trong những nông dân có công lớn phủ xanh ốc đảo này là anh Hứa Văn Sắn. Năm 2010, anh Sắn tham gia vào Dự án MIT (Xây dựng mô hình tưới tiết kiệm cho hộ nông dân nghèo Nam Trung Bộ) để nhận hỗ trợ một hệ thống tưới tiết kiệm nước cho nửa sào đất. Theo anh Sắn, nhà có 3 sào đất, trước năm 2010, để có nước tưới rau anh phải đào một cái giếng chứa hàng chục khối nước. Vì tưới tràn nên dù có cố gắng tiết kiệm mấy thì vào mùa hạn giếng nước này vẫn không đủ tưới cho một sào đất trồng đậu phộng, hành, cải.

 

Ky dieu oc dao xanh giua vung han Ninh Thuan
Anh Hứa Văn Sắn (phải) - ấp Tuấn Tú, An Hải, cùng nhân viên Dự án MIT đang đi thăm vườn măng tây. Ảnh: T.Đ  
Thế nhưng, từ khi nhận sự hỗ trợ của dự án MIT, từ hệ thống tưới tiết kiệm được hỗ trợ, anh đã tự nhân rộng ra cho số diện tích đất còn lại, rồi chuyển sang hoàn toàn trồng măng tây. “Ở vùng đất khô hạn thường xuyên này, tưới tràn thì không sao lo cho đủ nước. Vì thế, đất đai ở đây người dân cứ bỏ hoang. Thế nhưng, từ khi Dự án MIT được triển khai ở đây thì màu xanh của rau, cải… phủ dần những mảnh đất bỏ hoang. Đất đai ở đây bây giờ chẳng ai bỏ hoang nữa. Thậm chí, mỗi ha giá bạc tỷ”- anh Sắn cho biết.

Đi sâu vào động cát Nam Cương (An Hải) màu xanh của hoa màu cũng đang phủ xanh ốc đảo này. 4 năm trước, ốc đảo này gần như bỏ hoang vì khô khốc quanh năm. Thấy hệ thống tưới tiết kiệm phát huy hiệu quả tại ấp Tuấn Tú, nhiều nông dân ấp Nam Cương bắt đầu tự trang bị hệ thống tưới tiết kiệm. Giờ nhìn đâu trên ốc đảo này cũng thấy những cột béc nước nhô cao phun tí tách trên những cánh đồng nông sản xanh mát mắt.

Dưới cái nắng chang chát, anh Phan Nhất Linh đang điều khiển hệ thống tưới tiết kiệm hoạt động cho hơn 1ha cà rốt 5 tuần tuổi. Anh Linh cho biết, đã bỏ ra hơn 50 triệu đồng để đầu tư hệ thống tưới này. “Thực tế từ khi có hệ thống tưới tiết kiệm tôi mới đầu tư trồng trọt trên mảnh đất này vì tưới tràn là không thể”- anh Linh nói.

Theo ông Trần Khánh Ninh – Chủ tịch UBND xã An Hải cho biết, từ khi xã có hệ thống tưới tiết kiệm, diện tích đất nông nghiệp tăng lên hơn 300ha. “Hiện đi đâu ở Ninh Thuận cũng thấy đất bỏ hoang, nứt toác vì nắng hạn khốc liệt, nhưng ở xã này nông sản vẫn phủ xanh là nhờ tính hiệu quả thiết thực của hệ thống tưới tiết kiệm”- ông Ninh nói.

Đẩy lùi sa mạc hóa

Quan điểm
Ông Trần Khánh Ninh
Hiện đi đâu ở Ninh Thuận cũng thấy đất bỏ hoang, nứt toác vì nắng hạn khốc liệt, nhưng ở xã này nông sản vẫn phủ xanh đấy là nhờ tính hiệu quả thiết thực của hệ thống tưới tiết kiệm. 
Hiện mô hình tưới tiết kiệm đã nhân rộng ở hầu hết các địa phương trong tỉnh Ninh Thuận. Đa số nông dân sử dụng công nghệ tưới MIT đều chủ động nguồn nước để sử dụng. Phổ biến nhất là nước ngầm thông qua giếng khoan. Một số nơi người dân còn sử dụng cả nước máy để tưới do chi phí thấp hoặc diện tích ít như: Phước Thái, Hòa Sơn…

 

Theo Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Ninh Thuận Đặng Ngọc Quang, hiện trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đang có một số trường, viện thực hiện thí điểm mô hình tưới tiết kiệm. Việc áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm giúp nông dân khai thác, sử dụng nguồn nước hợp lý, có hiệu quả hơn. Hệ thống này đem đến cơ hội cho việc canh tác ở các vùng đất trước đây bị bỏ hoang do thiếu nguồn nước tưới, thiếu công cụ hỗ trợ cũng như phương pháp sản xuất hiệu quả. Điều này góp phần làm hạn chế nguy cơ sa mạc hóa, cũng như hạn chế biến đổi khí hậu.

Ông Nguyễn Văn Ngọt – Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận, đơn vị thực hiện Dự án MIT trên địa bàn cho biết, Dự án MIT sẽ tiếp tục triển khai cho đến cuối năm nay. Sau gần 5 năm triển khai Dự án MIT, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đã có hơn 450 hộ được hỗ trợ lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm với gần 120ha đất. “Việc sử dụng nước tiết kiệm trong nông nghiệp là hoàn toàn phù hợp và cần thiết với điều kiện khô hạn, thiếu nước như ở tỉnh Ninh Thuận”- ông Ngọt cho biết.

theo danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập261
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại812,133
  • Tổng lượt truy cập90,875,526
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây