Học tập đạo đức HCM

Lo gà bệnh từ Trung Quốc tràn vào Việt Nam

Thứ ba - 21/02/2017 03:31
Nhiều người Việt lo lắng trước dịch cúm A/H7N9 đang bùng phát ở nước láng giềng Trung Quốc.

Ngày 16/2, Cục Y tế dự phòng Việt Nam đã đưa ra cảnh báo dịch cúm gia cầm có thể quay trở lại, nhất là các địa phương giáp biên giới Trung Quốc, nơi dịch bệnh này đang lan nhanh khiến 79 người dân nước này tử vong.

Cục Y tế dự phòng Việt Nam nhận định do nước ta có sự giao thương, du lịch lớn với Trung Quốc, đặc biệt là với tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây nơi đã ghi nhận các trường hợp nhiễm cúm A/H7N9 nên nước ta có nguy cơ bị virus cúm từ vùng có dịch xâm nhập.

Đặc biệt, thịt gà Trung Quốc đang rẻ kỷ lục vì cúm gia cầm. Rất nhiều nơi đã phải đóng cửa các chợ gia cầm sống để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Thêm nỗi lo

Trước thông tin trên, nhiều người chăn nuôi nước ta lo lắng nguy cơ gà bệnh, gà thải từ Trung Quốc với giá siêu rẻ tìm cách tuồn lậu vào Việt Nam sẽ giết chết ngành chăn nuôi vốn đang lao đao.

Anh Minh Sáng, chủ một trang trại nuôi gà tại Đồng Nai, buồn rầu cho biết người nuôi gà đang lỗ nặng vì giá quá thấp. Hiện giá gà công nghiệp chỉ còn 17.000-18.000 đồng/kg bán tại trại. Nếu tính thêm công nuôi, người nuôi gà lỗ 8.000-10.000 đồng/kg.

Nhưng anh Sáng cho rằng, điều đáng lo hơn là dịch cúm gia cầm bùng phát ở Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi gia cầm nước ta. Vì nhiều năm nay gà sống, gà thịt, nội tạng gà không rõ nguồn gốc, được cho là gà loại thải từ Trung Quốc vẫn nhập lậu nhiều vào Việt Nam. Có thời điểm loại gà này được bán với giá chỉ 3.000-4.000 đồng/kg.

Nay lại đang thời điểm dịch, tiêu thụ không được, lượng gà tồn đọng tại Trung Quốc sẽ rất lớn. Từ đó không loại trừ khả năng các thương lái nước này mua lại gà bệnh với giá rẻ rồi tuồn qua biên giới vào Việt Nam tiêu thụ.

“Nếu không ngăn chặn triệt để chắc chắn người nuôi gà nước ta sẽ “chết” hẳn.”- anh Sáng lo lắng.

Ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ, cho biết dịch cúm gia cầm khiến giá thịt gà Trung Quốc đã xuống đáy chỉ còn 0,76 USD/kg, mức thấp nhất trong hơn 10 năm qua. Hơn nữa, nhiều chợ gia cầm sống ở Trung Quốc đã đóng cửa để ngăn dịch bệnh lây lan. Điều này gây áp lực rất lớn đối với ngành chăn nuôi Trung Quốc vốn nguồn cung đang vượt cầu.

“Thế nên chúng tôi lo ngại gà “chạy dịch” siêu rẻ hay gà loại thải Trung Quốc vốn được bán với giá như rác cho nhà máy thức ăn chăn nuôi tuồn lậu vào Việt Nam” - ông Ngọc lo ngại.

Như vậy, không chỉ người chăn nuôi chịu thiệt mà người tiêu dùng cũng có thể bị “đầu độc” khi sử dụng nhầm sản phẩm gia cầm bị bệnh, đặc biệt là phụ phẩm như chân, cánh, mề gà… từ Trung Quốc.

Cần giám sát chặt việc nhập lậu gia cầm qua đường biên giới. Trong ảnh: Gà Trung Quốc bán tại Lạng Sơn. Ảnh: Trần Hiếu

Cần giám sát chặt việc nhập lậu gia cầm qua đường biên giới. Trong ảnh: Gà Trung Quốc bán tại Lạng Sơn. Ảnh: Trần Hiếu

Phải siết “tạm nhập tái xuất”

Ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, đánh giá với đường biên giới kéo dài với Trung Quốc, địa hình lại hiểm trở với nhiều lối mòn thông nhau nên đây là điểm nóng nhập lậu hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc từ Trung Quốc.

Ông Vang khẳng định: “Trong năm ngoái, thực phẩm bẩn với gà sống thải loại, nội tạng động vật, gia cầm, thực phẩm chế biến, đông lạnh chủ yếu được nhập lậu từ Trung Quốc vì giá siêu rẻ. Không thể thống kê rõ số lượng gà nhập lậu nhưng ước tính mỗi năm nước ta nhập 100.000 tấn gà thải loại của Trung Quốc”.

Thực tế cho thấy thời gian qua các tỉnh biên giới như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai…, thậm chí tại Hà Nội liên tiếp phát hiện số lượng lớn gà nhập lậu từ Trung Quốc. Mới đây, đầu năm 2017, cơ quan chức năng TP Hải Phòng đã phát hiện, bắt giữ đối tượng vận chuyển gần 40.000 quả trứng nhập lậu từ Trung Quốc.

Ngoài nhập lậu, theo ông Vang còn một con đường có nguy cơ đưa gà loại thải, gà vùng dịch bệnh vào Việt Nam bằng cách núp bóng hàng tạm nhập tái xuất. Thực tế một số doanh nghiệp xuất nhập khẩu gà đông lạnh lợi dụng chính sách này tạm nhập gà về Việt Nam để chờ xuất sang Trung Quốc nhưng thực chất tuồn hàng ra tiêu thụ tại Việt Nam.

Từ đó ông Vang nhấn mạnh: “Vấn đề quan trọng là cơ quan chức năng cần siết chặt những doanh nghiệp tạm nhập tái xuất để kiểm soát thực phẩm, nhất là thời điểm dịch cúm Trung Quốc bùng phát có nguy cơ lây lan sang Việt Nam”.

Trước lo lắng của người chăn nuôi, doanh nghiệp về mối nguy dịch cúm gia cầm từ Trung Quốc, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Bộ NN&PTNT, khẳng định: Bộ đã chỉ đạo các cơ quan liên quan, đặc biệt là các đơn vị thú y, hải quan cửa khẩu biên giới phía Bắc, miền Trung và cả các tỉnh phía Nam tăng cường kiểm tra, chuẩn bị các phương án phòng, chống dịch bệnh; siết chặt việc nhập khẩu tiểu ngạch, vận chuyển hàng nhập lậu.

Không được chủ quan

Ngày 16-2, Cục Y tế dự phòng Việt Nam cho biết đến nay Việt Nam chưa ghi nhận các trường hợp mắc cúm A/H7N9 trên người. Tuy nhiên, trả lời báo chí, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, nhấn mạnh: “Nếu không làm tốt việc giám sát nhập lậu gia cầm qua đường biên giới, không làm tốt việc tuyên truyền cho người dân có thể Việt Nam sẽ có bệnh nhân H7N9. Khi đó, nghiễm nhiên chúng ta sẽ có dịch bệnh vì khi có nguồn bệnh vào rồi thì khả năng kiểm soát là rất khó. Tốt nhất là đừng để cho dịch cúm A/H7N9 xâm nhập vào nước ta”.

Cục cũng đã gửi văn bản đến các địa phương đề nghị không chủ quan, lơ là trong phòng, chống các dịch cúm gia cầm.

Ngăn chặn virus A/H7N9 xâm nhập Việt Nam

Chiều 17/2, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã có công điện khẩn gửi các bộ, ngành và các tỉnh địa phương về việc tăng cường các biện pháp ngăn chặn virus cúm gia cầm A/H7N9 từ Trung Quốc; các chủng virus cúm khác xâm nhiễm vào Việt Nam.

Công điện nêu rõ nghiêm cấm vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới của các tổ chức, cá nhân và khu vực dân cư biên giới; tuyên truyền, giám sát, phát hiện đấu tranh và không tiếp tay cho hoạt động buôn bán tiêu thụ; khẩn trương rà soát, kiện toàn ban chỉ đạo chống dịch về người, lực, kinh phí ứng phó khi có dịch cúm gia cầm xảy ra; giám sát, phát hiện kịp thời sự xâm nhiễm của virus A/H7N9...

Đặng Trung

Ngày 17/2, TP Quảng Ngãi phối hợp với các cơ quan chức năng tiêu hủy 2.728 con gà nhiễm cúm A/H5N6 của hộ chăn nuôi Nguyễn Cao Tuấn ở thôn Tự Do, xã Tịnh Ấn Đông, TP Quảng Ngãi. Cùng ngày, TP Quảng Ngãi tiếp tục tiêu hủy 4.572 con gà của hộ chăn nuôi Nguyễn Văn Lộc, nhà ở sát nhà ông Tuấn.

V.Quý

Theo Quang Huy-Pháp luật TPHCM

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập465
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm464
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại801,464
  • Tổng lượt truy cập90,864,857
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây