Lúa mạch được xem là một trong những nguyên liệu cơ bản quan trọng trong nông nghiệp với những lợi ích không ngừng gia tăng trong sản xuất thức ăn cho bò sữa và các loại gia súc, gia cầm khác. Mỗi năm tại tỉnh Alberta (Canada), nông dân sản xuất trên 5 triệu tấn lúa mạch, chiếm một nửa số lượng cây lương thực hàng năm của Canada. Sản lượng lúa mạch của Canada sản xuất đứng thứ hai trên thế giới. Một trong những đánh giá gần đây của TS. Anangelina Archile, Giám đốc Dịch vụ Kỹ thuật của CBS Inc (Canada) cho rằng: “Để tận dụng tối đa nguồn dinh dưỡng từ lúa mạch, trước hết cần phải hiểu rõ hơn về thành phần dinh dưỡng thực tế của nó ở chiều sâu. Đó là mục tiêu của cuộc khảo sát này”.
Bổ sung lúa mạch trong thức ăn cho vật nuôi đem lại hiệu quả cao Ảnh: MF
Các cuộc khảo sát được dẫn dắt bởi TS. Canadian Bio - Systems Inc (thuộc CBS Inc.) và sự hỗ trợ đắc lực từ trường Đại học Manitoba; mẫu lúa mạch được thu thập bởi Ủy ban lúa mạch Alberta. Trong khảo sát lúa mạch năm 2017 - 2018, các mẫu vật được thu thập bởi Ủy ban lúa mạch Alberta từ các địa điểm trên khắp tỉnh Alberta sau khi hoàn tất mùa thu hoạch lúa mạch năm 2017. Sau đó tất cả các mẫu được đem đến phân tích tại Khoa Khoa học Động vật, trường Đại học Manitoba. Quá trình này đã tạo ra nhiều dữ liệu về các chỉ tiêu bao gồm tinh bột, protein, polysacc-harides, phi tinh bột (NSP) - xơ trung tính (NDF) hòa tan, không hòa tan và phốt pho.
Các kết quả mang lại những hiểu biết sâu sắc hơn về thành phần dinh dưỡng của lúa mạch, từ các dữ liệu đó, sau khi ghép nối lại với nhau có thể tiến tới tối đa hóa lợi ích của lúa mạch thông qua các chiến lược về khẩu phần ăn cho vật nuôi bao gồm cả các lựa chọn thức ăn tiên tiến. Theo đó, tính trung bình, protein thô có trong lúa mạch là 10,7% và thay đổi đáng kể với giá trị tối thiểu là 8,6% và giá trị tối đa là 15,3%. Hàm lượng tinh bột trung bình là 53,2% và tương tự như vậy cho thấy sự thay đổi đáng kể với giá trị tối thiểu là 48,9% và giá trị tối đa là 57,9%.
Hàm lượng phi tinh bột (NSP) chứa trong lúa mạch trung bình là 17% trong đó 72,9% không hòa tan trong nước và 27,1% tan trong nước. Các giá trị NSP, đặc biệt là thành phần hòa tan trong nước, lớn hơn nhiều so với tỷ lệ được xác định trong các cuộc điều tra lúa mì trước đây, beta - glucan là thành phần chính của NSP lúa mạch khi tan trong nước. Theo TS. Archile: “Những con số này rất quan trọng bởi vì chúng ta biết rằng hàm lượng cao beta-glucan trong chế độ ăn uống có thể làm tăng độ nhớt của chất chứa trong đường ruột của heo và gia cầm và ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị thức ăn của lúa mạch”. Tận dụng dữ liệu này có thể giúp ích cho các nhà sản xuất TĂCN, chẳng hạn như xây dựng các công thức enzyme tùy chỉnh để thủy phân beta-glucans từ đó làm tăng đáng kể hàm lượng dinh dưỡng và năng lượng trong TĂCN.
Hàm lượng xơ trung tính NDF trung bình là 13,6%, thấp hơn một chút so với giá trị ước tính thông thường, tuy nhiên điều này vẫn tương đối cao so với hàm lượng NDF trong các loại cây lương thực khác như lúa mì, NDF ước tính khoảng 9,31% và ngô có lượng NDF vào khoảng 10,4%. Các khảo sát cũng cho thấy, lúa mạch có nhiều thành phần khó tiêu hóa hơn, chẳng hạn như chất xơ, so với các nguyên liệu thức ăn thông thường khác.
Một phát hiện quan trọng khác là 50% hàm lượng phốt pho lúa mạch được gắn trong các phân tử phytate, không thể phân hủy được. Các nhà sản xuất thường bổ sung phốt pho vô cơ, làm tăng một khoản chi phí đáng kể. Tuy nhiên, với công nghệ sản xuất thức ăn tiên tiến, chẳng hạn như việc sử dụng lúa mạch trong một số công thức enzyme phytase và carbohydrase, có thể phân hủy các phân tử này và giải phóng phốt pho hữu cơ. Điều này được đánh giá có thể ngay lập tức tăng thêm giá trị cho thức ăn lúa mạch và giảm chi phí bằng cách loại bỏ sự cần thiết phải bổ sung.
Nguyễn Dũng
(Theo AllAboutFeed)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã