Học tập đạo đức HCM

Một số lưu ý để hạn chế và khắc phục thiệt hại do đợt rét hại cuối tháng 01/2016 gây ra trong sản xuất trồng trọt

Thứ năm - 28/01/2016 02:05
Đợt rét đậm, rét hại kéo dài từ ngày 21 tháng 01 năm 2016 do ảnh hưởng của không khí lạnh có cường độ rất mạnh và được tăng cường liên tục đã và đang gây hại, ảnh hưởng đến đời sống xã hội nói chung và ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp nói riêng.

 

 

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, miền Bắc nước ta đã trải qua thời điểm rét nhất của đợt lạnh kỷ lục trong khoảng 30 năm qua. Ngày 24/1 là thời điểm nhiệt độ xuống thấp nhất trong đợt lạnh này (vùng núi Mẫu Sơn - tỉnh Lạng Sơn là nơi lạnh nhất, nhiệt độ đã xuống thấp nhất ở mức – 4,4oC). Tuyết, băng xuất hiện ở nhiều nơi tại các tỉnh: Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Nội... thậm chí tuyết đã xuất hiện ở Kỳ Sơn (Nghệ An) là nơi chưa từng có tuyết rơi... Điều đó chứng tỏ hiện tượng khí hậu thời tiết đột biến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất trồng trọt nói riêng.

Cũng theo dự báo thời tiết của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đợt lạnh này vẫn tiếp tục kéo dài đến 31/01/2016, mức độ lạnh sẽ giảm dần, nhiệt độ sẽ nhích dần lên, nhưng đối với sản xuất nông nghiệp trong những ngày này vẫn ở mức độ rét hại, nhiệt độ trung bình ngày vẫn ở mức 15oC trở xuống.

Vì vậy, để hạn chế và khắc phục thiệt hại do điều kiện thời tiết bất lợi, bà con nông dân cần chú ý những vấn đề sau:

1. Đối với các loại cây rau, màu, cây dược liệu và cây ăn quả…:

- Ở những vùng bị băng, tuyết nặng: Cần khẩn trương thu hoạch các sản phẩm đã hoặc gần đến kỳ thu hoạch để giảm thiểu tối đa thiệt hại về năng suất, chất lượng.

- Với những diện tích bị băng tuyết che phủ nhẹ, có thể sử dụng các biện pháp gạt bỏ băng tuyết để cây không bị gãy cành, dập lá, ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển; tăng cường chăm sóc, tủ gốc để giữ nhiệt cho cây nhằm tăng sức chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận. Đối với những diện tích rau ăn lá, nên thu hoạch sớm, trong điều kiện lạnh kéo dà, cây rau ăn lá sẽ bị chết hàng loạt, khó có biện pháp khắc phục.

Không bón phân đạm, N.P.K trong giai đoạn này cho tất cả các cây trồng nói trên.

2. Đối với sản xuất lúa:

- Với diện tích mạ đã gieo, cần tập trung tốt nhất các phương tiện, dụng cụ che chắn chống rét cho mạ (che phủ ni-lông), bơm nước giữ ấm cho mạ. Nơi có điều kiện, thực hiện biện pháp đêm đưa nước vào ngâm, ngày tháo nước đi; tuyệt đối không bón đạm hay N.P.K, có thể bón bổ sung phân chuồng hoai mục và bón  phân lân, tro bếp nguội để chống rét cho mạ;

 

Che phủ ni-lông là một trong các biện pháp chống rét hiệu quả cho mạ

 

- Trong giai đoạn này, khi nhiệt độ trung bình ngày đêm luôn ở mức dưới 15oC, bà con tuyệt đối không cấy, mà cần tập trung chống rét cho mạ, chỉ cấy lúa khi nhiệt độ trung bình ngày đêm ở trên mức 15oC.

- Với diện tích lúa đã cấy hoặc gieo vãi: Phải đảm bảo luôn đủ nước để giữ ấm cho lúa, tuyệt đối không bón đạm hoặc phân N. P. K cho lúa khi nhiệt độ thấp (dưới 15oC);

Trong điều kiện và diễn biến khí hậu, thời tiết như hiện nay, sẽ có những  diện tích mạ, diện tích lúa mới cấy có nguy cơ bị chết. Bà con cần có những phương án chuẩn bị giống lúa ngắn ngày, thích hợp với vùng để có thể thay thế diện tích mạ và lúa đã bị chết rét;

Đối với trà lúa xuân muộn của khu vực các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc, theo lịch thời vụ thường gieo mạ xung quanh tiết Lập Xuân (04/02), để cấy trong tháng 2.

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, khí hậu, thời tiết dịp Tết Nguyên đán: trong những ngày trước Tết có mưa nhỏ do ảnh hưởng của không khí lạnh, trời rét; những ngày trong Tết nhiệt độ phổ biến dao động trong khoảng 14-22oC, mưa không đáng kể. Vì vậy, bà con cần chủ động theo dõi diễn biến của khí hậu thời tiết để có thể tranh thủ những ngày ấm trong dịp Tết âm lịch để tranh thủ cấy và gieo mạ vụ xuân muộn, kịp cấy trong tháng 2 để đảm bảo khung thời vụ./. 

                                                                                      Theo Vũ Thị Thủy/khuyennongvn.gov.vn


 Tags: ảnh hưởng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập301
  • Hôm nay79,411
  • Tháng hiện tại784,524
  • Tổng lượt truy cập90,847,917
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây