Học tập đạo đức HCM

Mùa rẫy nhọc mà vui

Thứ năm - 26/10/2017 00:03
Sau thời gian các loại rau màu xuống giá thê thảm, đến nỗi bà con nông dân không buồn nhổ rau vì sợ... lỗ công.

Những xe rau tía tô, diếp cá chở tấp nập tới... các nhà thuốc Nam từ thiện. Bước vào tháng 3/2017, giá rau màu quay đầu và cứ tăng dần cho đến khi vào mùa mưa bão thì thật sự sốt giá, thương lái giành giật nhau mà cân.

Theo bà con nông dân Bình Tân, đây là đợt tăng giá dài nhất. Do đó, dù canh tác rau vào mùa mưa bão là rất nhọc nhằn nhưng… vui.

Cần kinh nghiệm ứng phó

Tân Quới là vùng rẫy chuyên canh nên bà con nông dân có nhiều kinh nghiệm. Như chú Lê Văn Út (64 tuổi, ấp Tân Vinh) gắn với mảnh đất này gần nửa thế kỷ rồi.

Từ hồi còn nhỏ, chú đã phụ giúp cha làm ruộng rẫy, giờ đây đã quá quen thuộc với tính nết từng loại rau truyền thống, đồng thời không ngừng cập nhật kiến thức mới nên mấy công rẫy của chú Út lúc nào tốt bời bời.

Chú Út cứ túc tắc làm, không cần nhiều nhưng làm thứ nào chắc ăn thứ đó, trừ những công việc đầu vụ như xuống giống và thu hoạch thì thuê người, còn lại thì tự lo được hết.

Những năm gần đây, mấy công rẫy cứ luân phiên các loại rau quen thuộc như: hành lá. bắp cải, dưa leo, cải dún.

Như vừa rồi công hành vừa bén rễ, chú Út bắt qua trồng thêm cải dún. Loại cải này thương lái đang ăn hàng rất mạnh, mà đây cũng là thế mạnh của bà con xứ rẫy Tân Quới.

Những ngày này, giá hành tại rẫy đã lên trên 1,3 triệu/tạ (60kg), luôn dao động trên 20.000đ/kg. Chú Út cho biết, tuy hành lên giá cao nhưng cũng không nhiều người mặn mà chuyện xuống giống, bởi mùa này cây hành rất khó chăm sóc, chi phí rất cao.

Ví dụ, 1 công đất cần 8 tạ hành giống coi như tốn trên 12 triệu đồng, chưa kể tiền công lên liếp và tiền phân thuốc. Cho nên, chỉ ai có sẵn nguồn giống thì mới trồng hành lúc này.

Gần đó, đám rẫy đậu bắp 5 công của anh Trung đang thu hoạch từ 400- 500 kg/ngày, với giá cứng 7.000đ/kg, đã có lời kha khá. Đậu bắp không “ngại” mưa, chỉ chú ý phòng ngừa sâu bệnh là được.

Tân Vinh là một trong những ấp có diện tích rau màu lớn của xã Tân Quới, dù mùa mưa rất dễ phát sinh sâu bệnh, rau dễ bị hư hại khi mưa to, nhưng nông dân biết trao đổi kinh nghiệm cho nhau, cùng với đó là nhiều cuộc hội thảo, tập huấn kỹ thuật nên ngày nay đa phần bà con canh tác rất chắc tay, hạn chế tối đa tác hại của mưa bão.

Và linh hoạt thời vụ

Bí thư chi bộ, Trưởng ấp Tân Hạnh Trần Văn Sĩ là một nông dân trẻ. Ở tuổi 40 nhưng anh Sĩ nổi tiếng là người có nhiều kinh nghiệm trong việc đón đầu những cơn sốt giá hoặc dự đoán né vụ rau xuống giá.

Anh Sĩ phân tích: Hồi tết năm ngoái, giá cải dún xuống giá thê thảm, ngay tết kêu giá 1.500 đ/kg lái cũng không thèm cắt.

Giống cải này năm nào cũng vậy, nó luôn được giá cao vào mùa mưa cho đến rằm tháng 11 âm lịch là xuống giá, bởi lúc này trồng cải dún thuận nhất.

Tuy nhiên, năm nay tôi sẽ tiếp tục trồng cải dún cho mùa tết, bởi ít nhiều vì cũng sẽ có nhiều người ngán mà chuyển sang loại rau khác, mùa thuận năng suất đạt từ 2,5- 3 tấn/công, cho nên chỉ cần giữ mức 5.000 đ/kg là có lời rồi.

Hiện cải dún là một trong những cây màu đắt hàng, mỗi ngày ở Tân Quới có 5 thương lái ăn hàng đi Cần Thơ, mỗi người cũng khoảng 500kg, giá đang lên mức 9.000 đ/kg.

Cải dún rất dễ trồng, ít tốn phân thuốc, giống cây cũng rẻ mà thời gian thu hoạch ngắn, chỉ 35 ngày.

Theo anh Sĩ, nghề trồng rau màu có nhọc nhằn, khó khăn thiệt, nhưng là cây ngắn ngày nên dễ linh động xoay chuyển thay đổi các loại cây tùy theo nhu cầu thị trường.

Do đó, nếu biết nắm bắt thị trường truyền thống, dự đoán những thời điểm để xác định loại rau màu cho hợp thì đa phần là thắng.

Theo kinh nghiệm của bản thân anh, khi thấy loại rau nào đang xuống giá thê thảm là anh bắt đầu gieo trồng loại đó, để đón đầu đợt tăng giá. Cũng có lúc anh “buông” không trồng một số các loại rau vụ tết, vì lúc đó quá nhiều người trồng sẽ dội chợ.

Nông dân ngày nay rất nhanh nhạy, quan tâm sâu sát thời sự, nhiều bà con dự báo giá rau gần tết năm nay sẽ khó giảm sâu như mọi năm, vì thời tiết miền Bắc, miền Trung đang tác động xấu trên diện rộng những cánh đồng rau màu chủ lực của khu vực. Nông dân miền Tây nếu biết nắm bắt thời cơ, sẽ đạt lợi nhuận cao.

Nguồn: http://www.baovinhlong.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập514
  • Máy chủ tìm kiếm14
  • Khách viếng thăm500
  • Hôm nay68,144
  • Tháng hiện tại773,257
  • Tổng lượt truy cập90,836,650
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây