1. Trên lúa
a) Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên
- Rầy nâu, bệnh đạo ôn gây hại trên lúa giai đoạn đòng trỗ, chín.
- Bọ trĩ, sâu cuốn lá nhỏ, sâu năn, dòi đục nõn, ốc bươu vàng phát sinh gây hại cục bộ trên các trà lúa ĐX sớm giai đoạn mạ - đẻ nhánh.
- Chuột: Hại nhẹ rải rác trên lúa lỡ vụ, lúa ĐX sớm.
b) Các tỉnh phía Nam
- Rầy nâu: Phổ biến tuổi 3 - 5, gây hại chủ yếu ở mức nhẹ - trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh, lúa giai đoạn làm đòng trỗ có thể nhiễm nặng cục bộ. Theo dõi chặt chẽ, khi thấy rầy cám nở rộ, cần khuyến cáo nông dân phòng trừ bằng thuốc chống lột xác.
Những khu vực chuẩn bị xuống giống lúa ĐX giữa đến cuối tháng 12/2016 cần hướng dẫn nông dân vệ sinh tốt đồng ruộng, làm đất kỹ, gia cố bờ bao, tăng cường bơm rút nước để tập trung xuống giống đồng loạt và hạn chế thấp nhất ngập úng do triều cường sau xuống giống.
Cần theo dõi bẫy đèn để xuống giống theo hướng tập trung đồng loạt, né rầy theo lịch khuyến cáo của ngành nông nghiệp.
Áp dụng các biện pháp tổng hợp để diệt trừ ốc bươu vàng, chuột ngay từ đầu vụ.
Xử lý vôi, bơm và tháo nước rửa đất cho những diện tích bị nhiễm phèn và những diện tích có nguy cơ ngộ độc hữu cơ cao.
- Bệnh đạo ôn lá tiếp tục xuất hiện và gây hại nhẹ đến trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh, bệnh đạo ôn cổ bông hại giai đoạn đòng trỗ, bà con nông dân cần chú ý phòng trừ tốt.
- Ngoài các đối tượng trên, cần theo dõi bệnh bạc lá vi khuẩn trên trà lúa cuối đẻ nhánh - đòng trỗ, lem lép hạt giai đoạn trỗ - chín. Các đối tượng khác xuất hiện và gây hại thấp.
2. Trên cây trồng khác
Cây ngô: Lưu ý các đối tượng sâu hại như sâu đục thân, sâu cắn lá, bệnh đốm lá ngô, bệnh khô vằn có chiều hướng gia tăng. Hiện tượng lùn cây ngô có khả năng phát sinh trên cây mới gieo, tiếp tục gây hại trên những diện tích nhiễm bệnh chưa được tiêu hủy. Cần theo dõi và phòng trừ kịp thời.
Cây rau: Bọ nhảy, sâu xanh, sâu khoang gây hại có chiều hướng gia tăng, mức độ nhẹ đến trung bình. Tiếp tục theo dõi, xác định địa điểm châu chấu đẻ trứng để kịp thời tổ chức, thực hiện phòng chống.
Cây hồ tiêu: Tuyến trùng hại rễ và bệnh chết nhanh, chết chậm hại giảm nhẹ.
Cây cà phê: Bệnh khô cành giảm về diện tích nhiễm.
Cây thanh long: Diện tích nhiễm bệnh đốm nâu giảm nhẹ.
Cây mía: Bệnh trắng lá mía có xu hướng giảm nhẹ. Cây nhãn: Chổi rồng nhãn giảm nhẹ về diện tích nhiễm và mức độ hại.
Nguồn: nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025
Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025