Học tập đạo đức HCM

Nông nghiệp hữu cơ - Cơ hội và thách thức chia đều

Thứ ba - 04/10/2016 06:07
Với lợi thế là một nước sản xuất nông nghiệp lâu đời cộng với đặc tính không sử dụng hóa chất như phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng … bền vững với đất đai, hệ sinh thái, tốt cho sức khỏe, sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang là hướng đi tất yếu cho Việt Nam.
Manh nha thị trường
Là một quốc gia có nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp với 80% dân số làm trong nông nghiệp, lượng xuất khẩu lúa gạo hàng năm đứng trong danh sách đầu của thế giới, Việt Nam có tiềm năng phát triển nông nghiệp rất tốt. Trong lịch sử phát triển sản xuất nông nghiệp hàng ngàn năm, cha ông ta đã đúc rút được một kho tàng kinh nghiệm thâm canh quý giá. Rõ rang, VN đã có truyền thống SX nông nghiệp hữu cơ truyền thống từ nghìn đời nay và đang được sự giúp đỡ của một số tổ chức quốc tế, đặc biệt là tổ chức IFOAM. Là nước đi sau trong việc phát triển nông nghiệp hữu cơ hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, Việt Nam có nhiều cơ hội học tập kinh nghiệm từ các nước đi trước.

Tuy tạo ra được nhiều nông sản nhưng chất lượng kém nên thu nhập của đại bộ phận nông dân vẫn thấp do phải cạnh tranh thị trường ở phân khúc giá rẻ. Điều quan trọng hơn là phương cách hóa học hóa nông nghiệp để thâm canh, tăng vụ mà VN theo đuổi suốt 40 năm qua hình như đã chạm trần.
Người tiêu dùng đang dần quen với việc mua nông sản sạch.
 
Việc SX nông sản cao cấp hơn, bán với giá cao hơn đang là sự thôi thúc nội tại của nền kinh tế, hộ nông dân khi hiện tượng người nông dân bỏ hoang ruộng đang diễn ra trên một số địa phương là một hồi chuông báo động khi nền nông nghiệp cũ không có khả năng đảm bảo được cuộc sống cho người nông dân.

Thêm vào đó, khi toàn xã hội đang bức xúc về nông sản không an toàn do việc sử dụng bừa bãi hóa chất, kháng sinh, hóc môn kể cả trong trồng trọt, chăn nuôi lẫn nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt là gần đây, trên các phương tiện truyền thông đại chúng liên tục đưa tin về việc các thực phẩm bẩn, thực phẩm nhập lậu tràn lan vào thị trường trong nước, cùng với đó là hàng loạt các vụ ngộ độc thực phẩm với số lượng ngày càng nhiều khiến người tiêu dùng hoang mang, lo lắng trước vấn đề an toàn về sinh thực phẩm. Tiêu dùng các mặt hàng an toàn cho sức khỏe, thân thiện với môi trường không chỉ là mốt nhất thời mà chắc chắn sẽ là xu hướng trong thời gian tới.

Cơ hội lớn nhất là VN đã manh nha thị trường nội địa của tầng lớp trung lưu, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường ngày càng tăng đã buộc các cửa hàng, siêu thị lớn lập thêm các gian hàng bán thực phẩm thân thiện môi trường. Do đó, thị trường kinh doanh các sản phẩm “xanh” thân thiện với môi trường ngày càng sôi động. VN có thế mạnh ở những nông sản hữu cơ đang có tỷ trọng lớn trên thị trường thế giới như cà phê, chè, rau quả.

Ngoài một số mô hình do nước ngoài tài trợ, còn có một số DN tự mày mò phát triển 7 - 8 năm nay và đã bắt đầu xác lập được vị thế của mình. Năm 2006, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT;) đã ban hành tiêu chuẩn về SX NNHC và chế biến, là cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức và phát triển.

Hệ thống NNHC (cũng như rau an toàn, VietGAP) thực chất không phải là kỹ thuật, chuyển đổi tập quán SX mà chủ yếu là do công tác tổ chức, quản lý mà VN lại có thế mạnh ở hệ thống chính trị.

Thách thức phía trước

Hiện nay ở VN chưa có bất cứ tổ chức nào được ngành nông nghiệp VN cho phép là đơn vị cấp giấy chứng nhận sản phẩm NNHC, kể cả hệ thống đảm bảo cùng tham gia (PGS) của Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ VN vừa được Liên đoàn Các phong trào nông nghiệp hữu cơ thế giới (IFOAM) công nhận. Chính vì thế, sản phẩm có bao bì ghi là NNHC ở VN cho đến giờ vẫn chưa có gì đảm bảo thật sự là sản phẩm NNHC để người tiêu dùng có thể yên tâm tin tưởng mà sử dụng.

Đây chính là một trong những điểm yếu khiến sản phẩm NNHC của VN khó tiêu thụ trong những năm qua. Bên cạnh đó, giá bán sản phẩm NNHC còn quá cao, gấp 3 - 4 lần sản phẩm thông thường nên chưa phát triển được đại trà.
Người dân chưa quen với việc làm nông nghiệp mà không sử dụng phân bón và các chất hóa học.
 
Theo GS-TS Phạm Thị Thùy - Phó Chủ tịch Hiệp hội NNHC VN, thông tin từ tháng 12.2006, Bộ NNPTNT đã ban hành bộ tiêu chuẩn NNHC nhưng cho đến nay đã gần 7 năm vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể cho việc cấp giấy chứng nhận sản phẩm NNHC. Bộ NNPTNT cũng chưa có lộ trình rõ ràng cho việc phát triển sản phẩm NNHC, thiết lập các hệ thống giám sát và cấp giấy chứng nhận. Vì thế, hầu hết các doanh nghiệp VN vẫn chưa biết sản xuất NNHC, phần lớn người tiêu dùng vẫn chưa có khái niệm về sản phẩm NNHC.

Tại Hội thảo quốc gia “Nông nghiệp hữu cơ - thực trạng và định hướng phát triển” do Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam phối hợp với Cục Trồng trọt và Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam tổ chức tại TP HCM, đa số các đại biểu cho rằng: Hiện nay nền nông nghiệp hữu cơ trên thế giới phát triển khá tốt, nhưng ở Việt Nam còn ở giai đoạn đầu vì các chính sách cụ thể để hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp hữu cơ hầu như chưa có, nhận thức của người sản xuất, người tiêu dùng và của cả cộng đồng về nông nghiệp hữu cơ còn hạn chế… Thực tế là càng hội nhập sâu với các nước trong khu vực và trên thế giới thì các sản phẩm nông sản của nước ta lại càng khó cạnh tranh về chất lượng, mẫu mã.

Các đại biểu cho rằng, để xây dựng một nền nông nghiệp Việt Nam an toàn, bền vững, ngành nông nghiệp không chỉ chú trọng việc tăng năng suất, sản lượng mà còn phải đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và tiến tới xuất khẩu. Bên cạnh đó, để giúp cho ngành nông nghiệp hữu cơ phát triển, Nhà nước cũng cần quan tâm đầu tư và tăng cường quảng bá hơn nữa cho phương thức sản xuất mới này.
Nguồn: cdc.org.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập375
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại819,254
  • Tổng lượt truy cập90,882,647
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây