Học tập đạo đức HCM

Phòng, trị bệnh sán lá gan ở gia súc

Thứ sáu - 11/01/2019 09:39
Bệnh sán lá gan xảy ra ở hầu hết các loài gia súc và có thể lây sang người qua đường ăn uống. Vào giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh… là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển.

Nguyên nhân

Bệnh do 2 loài sán có tên là Fasciolagigantica và Fasciola heptica gây ra, chúng ký sinh ở gan, mật và tác động xấu đến vật nuôi. 

Vòng đời của sán lá gan đi qua hai loại ký chủ là động vật máu nóng như trâu, bò, dê… và ký chủ trung gian là các loài ốc nước ngọt (lymnae). Sán trưởng thành thải trứng qua phân, dưới điều kiện thích hợp của môi trường (nhiệt độ, ẩm độ) trứng phát triển thành ấu trùng (gọi là miracidium). Miracidium sẽ chui vào ốc ký chủ trung gian là các loài ốc lymnae và sinh sản trong ốc sau đó ra khỏi ốc, bơi lội trong nước và bám vào các cây thủy sinh hình thành kén bao bọc bên ngoài. Gia súc, người ăn phải rau, cỏ dính kén vào đường tiêu hóa sẽ chui qua vách ruột non vào xoang bụng, xâm nhập vào gan và sống ở gan trong 6 - 7 tuần trước khi phát triển thành sán lá trưởng thành ký sinh trong ống dẫn mật. Chu kỳ kéo dài 3 - 4 tháng từ lúc trâu bò ăn phải kén đến khi sán lá gan trưởng thành. Một sán lá trưởng thành có thể sống trong ống dẫn mật của gan khoảng 3 - 11 năm. 

  

Đặc điểm dịch tễ

Bệnh xảy ra ở tất cả các loài nhai lại, kể cả người. Trâu bò bị nhiễm bệnh nặng hơn và ở mọi lứa tuổi đều bị. Tỷ lệ trâu, bò nhiễm bệnh ở miền núi khoảng 30 - 35 %, vùng đồng bằng khoảng 40 - 70 %. 

Bê, nghé non bị bội nhiễm sẽ phát bệnh ở thể cấp tính. Với điều kiện khí hậu ở nước ta, bệnh có thể xảy ra quanh năm. Bởi, thời tiết ấm áp và ẩm ướt trên mặt đất làm cho ốc ký chủ phát triển mạnh, từ đó làm vật trung gian truyền ấu trùng sán cho gia súc. Hầu hết tất cả các trâu bò nhập nội đều mắc bệnh sán lá gan, kể cả bò sữa. Trâu bò nhiễm sán khi gặp điều kiện không thuận lợi vào vụ đông và đầu vụ xuân (làm việc nặng, thời tiết lạnh, thiếu thức ăn xanh) sẽ phát bệnh hàng loạt dẫn đến chết, vì thế mà người nuôi thường nhầm lẫn là bệnh truyền nhiễm. 

  

Triệu chứng

Thể mãn tính: Gia súc bị bệnh có cơ thể gầy còm, suy nhược, thiếu máu, bị tiêu chảy kéo dài làm cho chúng mất dần khả năng cày kéo và khả năng sinh sản. 

Thể cấp tính: Gia súc bị bệnh bỏ ăn, sau đó tiêu chảy dữ dội, phân loãng màu xám, có mùi tanh. Sau vài ngày mắc bệnh, chúng yếu dần rồi nằm một chỗ, không đi được và chết do mất nước, kiệt sức. Thể bệnh này thường gặp ở bê, nghé dưới 6 tháng tuổi do bị nhiễm thứ phát các vi khuẩn gây bệnh có sẵn trong dạ dày và ruột như Salmonella, E.coli… Cũng có một số trường hợp, trâu, bò chết cấp tính mà không biểu hiệu triệu chứng gì bên ngoài. 

  

Chẩn đoán

Chẩn đoán lâm sàng: Phương pháp này thường gặp khó khăn do các dấu hiệu thường không điển hình. Người nuôi có thể dựa vào một số triệu chứng như: Hiện tượng thiếu máu đi cùng với tính vô cảm, ăn kém ngon miệng, gầy, da hơi vàng; Xuất hiện ỉa chảy và cuối cùng, trong những trường hợp trầm trọng, phát triển phù thũng và gia súc yếu dần. Khi sờ vào sườn bên phải gây ra cảm giác đau rõ ràng. 

Kiểm tra phân: Nhằm phát hiện những trứng đặc trưng của sán lá gan trong phân. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có tác dụng trong trường hợp gia súc bị bệnh ở thể mãn tính. Hơn nữa, việc sản sinh ra trứng ngắt quãng, không liên tục, tùy thuộc vào việc thải dịch từ túi mật và sinh học của ký sinh trùng. Vì vậy, nên lặp lại kiểm tra để chẩn đoán bệnh theo cách này và lấy mẫu đại diện một số gia súc trong cùng một đàn. 

Kiểm tra huyết thanh học: Gần đây những kỹ thuật huyết thanh học đã được phát triển và áp dụng để chẩn đoán, nghiên cứu dịch tễ bệnh sán lá gan. Chủ yếu là xét nghiệm ELISA để phát hiện các kháng thể lưu hành. Phương pháp này giúp phát hiện được gia súc bị nhiễm bệnh trong thời kỳ trước khi sán trưởng thành, trước khi trứng được bài tiết ra và khả năng kiểm tra một số lượng mẫu lớn. Một số khó khăn của phương pháp này là chi phí, thiết bị cần thiết, thiếu độ mẫn cảm và sự tồn lưu kháng thể sau khi điều trị. 

Chẩn đoán qua việc mổ khám: Sự có mặt của các sán lá gan trong ống mật, các tổn thương do các sán lá non di chuyển gây ra là những tổn thương đặc trưng của bệnh sán lá gan. 

  

Điều trị

Một thời gian dài, người ta thường dùng những dẫn xuất hydrocarbon có halogen để điều trị bệnh sán lá gan. Tuy nhiên, những sản phẩm này tương đối độc hại và chúng chỉ tác động lên các sán lá trưởng thành. Để điều trị bệnh, người nuôi có thể tham khảo phác đồ điều trị sau: 

Phác đồ 1: Sử dụng thuốc Detyl B với liều 6 - 8 mg/kg trọng lượng vật nuôi. Tốt nhất là cho trâu bò uống vào buổi sáng, uống xong có thể cho trâu, bò đi chăn thả bình thường. 

Phác đồ 2: Dùng thuốc Benvet 600, 1 viên nén màu trắng dùng cho 60 kg trọng lượng. Cho uống vào buổi sáng sớm trước khi cho trâu, bò đi chăn thả. 

Bên cạnh đó, cần kết hợp với thuốc bổ, vitamin, giải độc gan và chế độ dinh dưỡng tốt để gia súc nhanh hồi phục. 

  

Phòng bệnh

Sử dụng các loại thuốc diệt sán lá gan: Định kỳ tẩy sán lá gan khoảng 2 - 3 lần/năm. Có thể sử dụng Vime - Fasci 6 tháng tiêm 1 lần hoặc Vime Ono, 4 tháng cho uống 1 lần. Bò sữa nên tẩy vào thời điểm khô sữa, trâu, bò kéo tẩy vào giai đoạn nghỉ làm việc, có thể sổ vào tháng 4 hoặc tháng 8 hàng năm. 

Tác động lên ốc - ký chủ trung gian bằng cách sử dụng các loại thuốc diệt ốc, ở những bãi chăn sình lầy, cần có giải pháp thoát nước. Có thể tiến hành nuôi và bảo vệ các loài ăn ốc (như vịt) hoặc nuôi các loài ốc không phải là ký chủ trung gian của sán lá nhưng là loài cạnh tranh với những loài ký chủ trung gian. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, cần kết hợp với các biện pháp khác. 

Phòng bằng các biện pháp vệ sinh: Trước khi nhập gia súc mới phải kiểm tra phân, những vùng nhiễm nặng không chăn thả tự do. Giảm hoặc hạn chế tiếp xúc giữa bò với các bọc kén và giữa phân với ốc. Thực hiện tốt vệ sinh chuồng trại, thức ăn nước uống sạch sẽ. Cùng với đó, người nuôi cần có chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng thật tốt để nâng cao sức đề kháng cho trâu, bò.
 

Nguồn: nguoichannuoi.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập248
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm242
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại822,193
  • Tổng lượt truy cập90,885,586
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây