I. NGUYÊN NHÂN GÂY HẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÁT SINH
Do một loài rệp vẩy màu nâu trông giống như vẩy ốc, chúng bám chặt vào thân cành, lá thanh long. Chúng gây hại phổ biến ở các vùng trồng thanh long trong điều kiện khô hạn kéo dài, gây hại nặng trong giai đoạn nụ hoa, trái non. Chúng hút hết dinh dưỡng làm cây còi cọc, sinh trưởng kém, ảnh hưởng trực tiếp đến ra quá trình ra hoa, kết quả. Ở miền Bắc, chúng thường xuất hiện và gây hại nặng vào tháng 10 - 12, miền Nam xuất hiện trong mùa khô hằng năm.
II. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ PHÒNG TRỪ
1. Biện pháp canh tác
- Tỉa bỏ cành lá bị hại nặng và đem tiêu hủy.
- Tưới nước kịp thời và đầy đủ trong mùa khô hạn.
- Bón phân cân đối, không thừa đạm, thay dần phân vô cơ bằng phân hữu cơ hoai mục, phân hữu cơ vi sinh giúp cây sinh trưởng tốt, hạn chế rệp hại.
2. Biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
- Nếu mật độ rệp thấp có thể dùng thuốc sinh học có hoạt chất như chế phẩm Beauveria và Metarhizium để trừ.
- Nếu mật độ rệp cao dùng một trong các thuốc có hoạt chất: Dinotefuran, Thiamethoxam, Nitenpyram, Buprofezin, Clothianidin,... khuyến cáo sử dụng trên cây thanh long. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn ghi trên bao bì của từng loại thuốc, kết hợp với các loại dầu khoáng hoặc chất bám dính để tăng hiệu quả của thuốc. Đặc biệt lưu ý thời gian cách ly của thuốc trước khi thu hoạch.
Theo Nguyễn Thị Nhung/khuyennongvn.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã