Chọn giống chất lượng
Xác định yếu tố tiên quyết làm nên thành công của các CĐML là giống lúa, do đó, khi xây dựng mô hình, ngành nông nghiệp Bình Định đã không ngừng tìm tòi, đưa vào SX những giống lúa có triển vọng.
Vụ ĐX 2013-2014, Bình Định đã phối hợp cùng Cty CP TCty Nông nghiệp Quảng Bình đưa vào SX thử các giống lúa mới có tiềm năng năng suất, chất lượng cao như SV181, GL105 và SV47.
Nhận thấy các giống nói trên phù hợp, ngành nông nghiệp Bình Định đã định hướng cho các địa phương trong vụ HT 2014 tiếp tục triển khai mô hình SX thử các giống lúa mới nói trên tại các HTXNN Nhơn An (TX An Nhơn); Phước Hiệp, Phước Quang (Tuy Phước), Cát Hưng (Phù Cát)… để tiếp tục đánh giá, đưa vào cơ cấu giống của tỉnh.
Qua thực tế SX, các giống nói trên được ngành chức năng đánh giá có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh khá, thích ứng rộng, có nhiều ưu điểm nổi trội.
“Giống SV181 và SV47 do Cty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình (trực thuộc Cty CP TCty Nông nghiệp Quảng Bình) chọn tạo; giống GL105 do Viện Cây lương thực và cây thực phẩm chọn tạo, đã chuyển giao bản quyền cho Cty TNHH MTV GCT Quảng Bình”, ông Nguyễn Thế Nam- GĐ Chi nhánh Quảng Nam thuộc Cty CP TCty Nông nghiệp Quảng Bình, cho biết.
Qua thực tế, các địa phương ở Bình Định đã SX các giống lúa SV181, SV47 và GL105, đánh giá: Đó là các giống lúa thuần có năng suất cao (vụ ĐX từ 76 - 78 tạ/ha, vụ HT từ 63 - 65 tạ/ha); ngắn ngày; gạo trong, không bạc bụng, cơm mềm, vị đậm mùi thơm nhẹ ăn rất ngon; chống chịu thời tiết khắc nghiệt và sâu bệnh khá…
Ông Hồ Ngọc Hùng, Phó GĐ Sở NN-PTNT Bình Định nói: “Với những ưu điểm nổi trội của các giống SV181 và GL105, vụ ĐX 2014-2015, chúng tôi sẽ đưa các giống nói trên vào SX trên CĐML”. |
Ông Trần Văn Mạnh, GĐ Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống và sản phẩm cây trồng miền Trung và Tây Nguyên, nhận xét: “Trong nhiều năm qua, mặc dù phải đối mặt với thời tiết, khí hậu khắc nghiệt nhưng Bình Định liên tục được mùa lớn, đó là nhờ ngành nông nghiệp đưa vào SX những giống lúa tốt, chất lượng cao.
Bên cạnh đó, các công ty cung ứng giống đã đưa ra nhiều bộ giống mới có tiềm năng chuyển giao cho SX, trong đó Cty CP TCty Nông nghiệp Quảng Bình cũng đang có bộ giống phong phú. Theo đánh giá của chúng tôi, SV181 và GL105 là các giống đầy triển vọng, riêng SV181 vượt trội với ưu điểm về năng suất, sức chống chịu và gạo đẹp”.
CĐML sử dụng phân chuyên lúa NPK Sao Việt ở xã Phước Hiệp (Tuy Phước)
Một công thức bón phân
Ông Trần Quy, Chi hội trưởng Nông dân thôn Đại Lễ (Phước Hiệp) so sánh:“Vụ HT này tui có 5 sào bón phân NPK Sao Việt, cây lúa đẻ nhánh đều, tập trung, cứng cây nên không bị đổ ngã; so các đám ruộng bón các loại phân khác, 5 sào lúa của tui ít bị nhiễm sâu bệnh nên ít dùng thuốc BVTV; năng suất cho cao hơn ruộng khác 25 kg/sào”. |
Thể hiện vai trò doanh nghiệp trong mô hình SX CĐML tại Bình Định, Cty TNHH MTV GCT Quảng Bình còn cung ứng phân bón NPK Sao Việt theo phương thức bán nợ cho nông dân 40 ngày, đồng thời hướng dẫn quy trình bón phân nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Mô hình này được triển khai tại HTXNN Phước Hiệp (Tuy Phước) với diện tích hơn 30 ha, 318 hộ tham gia.
Theo Chủ nhiệm HTXNN Phước Hiệp Phạm Long Thăng, NPK Sao Việt được SX theo công nghệ tạo hạt bằng hơi nước của Nhật Bản; mỗi hạt phân có đủ các thành phần đa, trung, vi lượng được tính toán phù hợp, đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cân đối và đầy đủ cho cây trồng; riêng phân chuyên dùng cho cây lúa có nhiều loại, phù hợp từng thời kỳ sinh trưởng với công thức khác nhau giúp lúa phát triển tốt, đồng đều.
“Nhờ các thành phần đa, trung, vi lượng tập trung trong 1 viên nên khi bón, lúa được ăn đều phân hơn. Trước khi bón phân nông dân không phải tự phối trộn, vận chuyển ra đồng cũng dễ.
Đặc biệt, giá thành phân NPK Sao Việt tương đương với các loại phân bón khác, nhưng hiệu quả cho cao trông thấy. Vụ HT này, hơn 30 ha lúa trong mô hình đạt năng suất trên 82 tạ/ha, trong khi đó, ruộng ngoài mô hình dù làm cùng 1 giống lúa nhưng năng suất chỉ cho 72 tạ/ha”, ông Thăng nói.
Nông dân Lê Tấn Tài ở đội 2, thôn Tú Thủy, HTXNN Phước Hiệp cho biết: “Tui đã có 10 năm làm thủy nông viên dẫn nước về cánh đồng này nên đám ruộng nào tốt, xấu đều biết rõ”.
Chỉ tay vào 1 đám ruộng nằm ở góc đường bê tông, ông Tài nói thêm: “Thửa ruộng này có tục danh đám ngõ Bà Đậu, trước đây, khi làm đường bê tông bị lấp kín đất đá. Làm đường xong, đơn vị thi công múc đất đá lên, trả lại 1 lớp đất khô cằn, trồng lúa không phát triển nổi. Từ vụ ĐX 2013-2014 đến vụ HT này, nhờ bón phân NPK Sao Việt nên mới đạt năng suất cao như vậy”.
Nguồn: nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã