Học tập đạo đức HCM

Sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng do nắng nóng

Thứ hai - 02/03/2015 11:02
Gần một tuần nay, nắng nóng xảy ra trên diện rộng đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất nông nghiệp của người dân nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.

Tại Thái Nguyên, theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thái Nguyên, hiện tỉnh có khoảng 30% diện tích lúa xuân đang bị hạn, cao hơn 20% so với năm ngoái, tập trung ở các huyện Phú Lương, Phổ Yên, Phú Bình... 

Bên cạnh đó, mực nước tại một số hồ chứa lớn trên địa bàn tỉnh cũng đang giảm dần như hồ Núi Cốc (huyện Đại Từ); hồ Bảo Linh, Bản Piềng, Làng Gầy (huyện Định Hóa); hồ Quán Chẽ (huyện Võ Nhai)...

Trước nguy cơ lúa gặp hạn như hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các địa phương hướng dẫn người dân bơm, tát nước từ các ao nhỏ vào ruộng; điều tiết nguồn nước ở các hồ lớn hợp lý cho nhân dân đưa nước vào ruộng dưỡng lúa, tránh tình trạng lãng phí nguồn nước; sử dụng nguồn nước từ các giếng khoan tưới cho lúa... 

Ngoài ra, thời tiết hiện nay cũng là điều kiện thuận lợi cho các loại sâu bệnh phát triển, đặc biệt là rầy nâu, đạo ôn cổ bông... Do đó, ngoài việc chống hạn cho lúa, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh còn chỉ đạo các huyện, thành phố, thị xã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời. 

Hiện nay là thời điểm cây lúa đang trong giai đoạn làm đòng, rất cần lượng nước tưới lớn, vì vậy, theo nhận định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên, nếu tình trạng hạn hán tiếp tục kéo dài sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến năng suất của vụ xuân. 

Vụ Hè Thu năm nay, tỉnh Bình Thuận gieo trồng 50.000ha cây lương thực, trong đó diện tích lúa 37.000ha, bắp 13.000ha, phấn đấu đạt sản lượng lương thực 265.000 tấn. 

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp & và Phát triển nông thôn tỉnh, năm nay tình hình sâu bệnh trên cây trồng diễn biến rất phức tạp. Nguy cơ xảy ra bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên cây lúa trong vụ Hè Thu rất cao. Cùng với đó, vụ lúa đông xuân 2011- 2012 thu hoạch chậm và thời tiết nắng nóng kéo dài… ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ gieo trồng vụ hè thu. 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận đã khuyến cáo các địa phương chuẩn bị tốt các điều kiện về giống, đất đai và theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến thời tiết, nguồn nước các hệ thống tưới tiêu, công trình thuỷ lợi trên địa bàn… để có kế hoạch điều tiết, bố trí, khoanh vùng, tập trung xuống giống lúa vụ hè thu đồng loạt, đúng thời vụ; kiên quyết không để trên cùng một cánh đồng có nhiều trà lúa nhằm né rầy, tránh hạn, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho cây trồng. 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận cũng lưu ý các địa phương, nhất là vùng trọng điểm lúa xây dựng phương án chủ động phòng, trừ sâu bệnh, đối phó với hạn đầu vụ. Nhằm giảm thiểu thiệt hại về sâu bệnh, ngành đã khuyến cáo, vận động nông dân cày ải, phơi đất cách ly ít nhất 3 tuần trước khi xuống giống để tiêu diệt mầm mống sâu bệnh; sử dụng giống lúa chịu hạn, kháng rầy để gieo trồng và thường xuyên thăm đồng, theo dõi chặt chẽ tình hình sâu bệnh, phòng trừ kịp thời các đợt rầy nâu. 

Vụ mùa năm 2012, Thanh Hoá quyết định mở rộng tối đa trà lúa mùa sớm lên 112.000ha (chiếm 85% tổng diện tích lúa mùa) để né tránh mưa bão, sâu bệnh cuối vụ, đảm bảo lúa trỗ và chín an toàn. Việc mở rộng diện tích vụ mùa sớm cũng tạo quỹ đất cho sản xuất vụ Đông. 

Theo dự báo, trong năm 2012, thời tiết diễn biến phức tạp, mùa mưa bão đến sớm hơn, lượng mưa lớn hơn và số cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Thanh Hóa nhiều hơn trung bình nhiều năm, trong khi đó thời điểm thu hoạch cây trồng vụ chiêm xuân năm 2012 lại bị chậm khoảng 10 ngày.

Để khắc phục những bất lợi trên, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hóa hướng dẫn các địa phương trong tỉnh giúp nông dân lựa chọn và sử dụng bộ giống lúa mùa sớm (lúa lai, lúa thuần) thích hợp cho từng vùng, ưu tiên các giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn dưới 120 ngày. Với giống lúa lai có diện tích 40.000-50.000ha sẽ được cơ cấu các giống TH3-3, VL20, Thanh ưu 3...Với nhóm lúa thuần gieo cấy trên diện tích 62.000 ha sẽ được sử dụng các giống khang dân đột biến, TBR1, TBR45...Các địa phương chỉ cơ cấu từ 1 đến 2 loại giống cho mỗi vùng sản xuất, mỗi xã chỉ cơ cấu từ 3 đến 4 loại giống để tập trung chỉ đạo đạt hiệu quả cao.

Ngành nông nghiệp tỉnh cùng các doanh nghiệp cung ứng giống đang khẩn trương chuẩn bị lượng giống trên 7.500 tấn gồm các giống lúa lai, giống lúa chất lượng cao, lúa thuần đưa về cơ sở giúp nông dân chủ động gieo cấy. 

Hiện nay, ở hai huyện đầu nguồn lũ là Tân Hưng và Vĩnh Hưng (Long An) có 63.800ha lúa Hè Thu; trong đó, có khoảng gần 50% diện tích lúa thiếu nước tưới, do một số hệ thống kênh mương qua thời gian dài sử dụng, nước lũ hàng năm đổ về chảy làm sạt lở đã bị bồi lắng, nắng hạn kéo dài làm dòng chảy cạn kiệt. 

Tại huyện Tân Hưng, một số tuyến kênh như KT 9 đi qua 2 xã Hưng Điền và Hưng Điền B, có chiều dài hơn 7 km phục vụ tưới tiêu cho hơn 10.000 ha ở 2 xã nói trên và đã đào đắp gần 10 năm nay, nhưng không nạo vét, dòng chảy bồi lắng thiếu nước bơm lên ruộng lúa. Tuyến kênh nông nghiệp 1 và nông nghiệp 2 thuộc địa bàn 2 xã Vĩnh Lợi và Vĩnh Châu B và kênh KT 11 xã Hưng Điền B, có tổng chiều dài hơn 10km cũng bị bồi lắng cạn kiệt thiếu nước cho hơn 5.000ha lúa. Ở huyện Vĩnh Hưng, kênh Cái Cỏ, kênh Long Khốt cũng cạn kiệt, gần 7.000ha lúa đang ở giai đoạn bón phân chăm sóc thiếu nước để bơm lên ruộng lúa. 

Tuy nhiên hiện nay ở huyện, tỉnh cũng chưa có kinh phí để nạo vét những tuyến kênh bị bồi lắng thiếu nước sản xuất Hè Thu. Hai huyện chủ yếu vận động bà con khắc phục bằng cách mua thêm ống đưa máy xuống sát lòng kênh và canh chờ nước lớn bơm chuyền lên ruộng lúa để chăm sóc lúa Hè Thu và nếu tình trạng nắng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến năng suất lúa./. 
Theo vietnamplus.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập328
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại809,568
  • Tổng lượt truy cập90,872,961
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây