Đến cuối năm 2014, diện tích đất trồng cây chôm chôm của 3 tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang đạt gần 10 ngàn ha. Tổng sản lượng trên 122 ngàn tấn/năm, trong đó Bến Tre làm tổ trưởng, với diện tích gần 5,5 ngàn ha, sản lượng hơn 86 ngàn tấn/năm. Nhiều nông dân áp dụng kỹ thuật chăm sóc cây cho trái rải vụ (tỷ lệ 40:60), khắc phục dần tình trạng “trúng mùa rớt giá”..
Bà Phan Thị Thu Sương - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho rằng, đây là kết quả khả quan. Tuy nhiên, trong quy trình thực hiện sản xuất sạch vẫn còn tồn một số “lỗi” cần khắc phục. Các khâu kiểm soát, điều phối thị trường tiêu thụ chưa chặt chẽ; chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân chưa thể hiện được tính ràng buộc sâu; vai trò của các Phòng NT&PTNT đối với các Tổ hợp tác chưa thật sự hiệu quả; chi phí tái chứng nhận VietGAP còn cao…Bà Sương đề xuất, Cục trồng trọt tham mưu cho Bộ NT&PTNT cần có chính sách hỗ trợ phù hợp hơn.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Hoà đánh giá cao hiệu quả sản suất rải vụ. Năm 2014, tổng sản lượng cây ăn quả xuất khẩu đạt 1,6 triệu tấn (chôm chôm 600 tấn), thu về gần 1,5 tỷ USD, tăng gần 500 triệu USD so với năm 2013. Đây là tín hiệu đáng mừng. Viện trưởng viện cây ăn quả miền Nam cũng nói thẳng: Khâu kiểm soát về thông tin thị trường còn quá mơ hồ. Ngay cả doanh nghiệp cũng chưa nắm được lịch thời vụ của các nước trồng cùng chủng loại trái cây với Việt Nam. Hơn nữa, vùng nguyên liệu của chúng ta còn quá manh mún, chưa đủ tầm để giới thiệu rộng rải ra thị trường nước ngoài.
Theo ông Hoà, việc tuyên truyền cho người dân hiểu và áp dụng đồng bộ theo quy trình sản xuất này là giải pháp tối ưu. Để làm được điều này, người sản xuất phải tuyệt đối phải giữ uy tín với khách hàng, không vì lợi trước mắt mà cạnh tranh không lành mạnh. Mạnh dạn cắt bỏ những khâu không cần thiết trong chuỗi giá trị. Bên cạnh đó, nhà nước phải điều tiết để tạo điều kiện hình thành vùng nguyên liệu đủ lớn mạnh, đầu ra gom về một mối, đủ khả năng thấu hiểu thời điểm nào thị trường cần. Hiện chôm chôm Rong Riêng (chôm chôm Thái) đang có xu hướng phát triển mạnh về diện tích. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vấn đề đặ ra là phải có sự điều tiết hợp lí theo thị trường, không nên chạy theo giá trị tạm thời.
“Việc sản xuất theo chuẩn sạch, cho trái rải vụ ở Tây Nam Bộ, nông dân đang phấn khởi thưc hiện, đi đúng định hướng của Bộ NT&PTNT. Tuy nhiên, các địa phương nên làm từ từ để tự khắc phục những vấn đề đang tồn tại. Cụ thể như: lịch thời vụ, thực hiện rải vụ trên diện tích bao nhiêu là vừa, trong thực hiện rải vụ phải chú ý đúng mức đến sức khoẻ cây trồng. Đặc biệt, sự kết dính giữa doanh nghiệp và nông dân phải bền vững hơn nữa,…Vai trò ‘nhạc trưởng” ở từng vùng là rất quan trọng trong khắc phục tồn tại này” - Tiến sĩ Phạm Văn Dư nói.
Dịp này, Công ty Cổ phần chứng nhận Globalcert đã tiến hành trao chứng nhận VietGAP cho 2 Tổ hợp tác sản xuất chôm chôm ấp Vĩnh Lộc (diện tích 12,11 ha) và Lộc Hiệp (12,4 ha) xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách.
Nguồn: Đồng Khởi Điện Tử
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã