Tuy nhiên, do đặc thù thời tiết thường rét đậm, rét hại kéo dài vào tháng 1, 2 nên nhiều diện tích lúa mới gieo cấy bị chết rét, phải gieo lại.
Vì thế, tỉnh lập đề án SX vụ ĐX 2012 - 2013 với phương châm bỏ trà xuân sớm, bố trí trà xuân trung hợp lý, tập trung mở rộng diện tích xuân muộn. Trên tinh thần chỉ đạo của tỉnh, Sở NN-PTNT Hà Tĩnh đã đặt kế hoạch vụ ĐX tới phải SX cho bằng được 54.500 ha lúa.
“Để đạt được mục tiêu trên, chúng tôi đã tổ chức tuyên truyền và có chính sách phù hợp để bà con bỏ trà xuân sớm, giảm dần trà xuân trung xuống còn 30% diện tích; đồng thời, mở rộng gieo cấy trà xuân muộn lên 70%, sử dụng các giống ngắn ngày, chất lượng, năng suất, hiệu quả kinh tế như Xi23, NX30, P6 (đối với trà xuân trung) và giống RVT, HT1, N98, VTNA1, TH3-3, Syn6, Nhị ưu 838 (trà xuân muộn), góp phần đảm bảo thời vụ SX vụ HT 2013”, ông Đặng Ngọc Sơn, GĐ Sở NN-PTNT cho hay.
Nông dân Cẩm Bình (Cẩm Xuyên) làm đất chuẩn bị SX vụ xuân 2013
Cũng theo ông Sơn, song song với việc chú trọng lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi phù hợp, các huyện, xã cần áp dụng các TBKT về giống, phương thức canh tác hợp lý để người dân thực hiện SX đạt hiệu quả cao nhất, đảm bảo thích ứng với biến đổi khí hậu. Từng bước hình thành, phát triển thêm cánh đồng mẫu lớn trên cơ sở thiết lập mối liên kết chặt chẽ 4 nhà, đảm bảo lợi ích cho người dân và DN.
Đặc biệt, năm nay sẽ thực hiện hỗ trợ 50% (tỉnh 30%, huyện 20%) tiền giống chuyển đổi trà xuân sớm sang trà xuân muộn; hỗ trợ 100% nilon che phủ mạ trà xuân muộn; tiền tập huấn kỹ thuật các cụm của tỉnh với tổng kinh phí hỗ trợ ước tính trên 12,2 tỷ đồng. Ngoài ra, cũng sẽ hỗ trợ kinh phí mua giống ngắn ngày khôi phục SX do rét đậm, rét hại gây ra.
Ông Nguyễn Duy Trinh, Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn cho biết: "Vụ xuân tới toàn huyện phấn đấu SX 4.200 ha lúa, chủ yếu bằng giống lúa ngắn ngày như HT1, VTNA2, RVT, Xi23, TH3-3, Nhị ưu 838, Syn6... Huyện cũng chỉ đạo mỗi xã chọn một vùng xây dựng cánh đồng mẫu với diện tích từ 10-20 ha, cơ cấu giống lúa năng suất, chất lượng cao; đẩy mạnh cơ giới hoá vào SX; đồng thời, hướng dẫn người dân tập trung làm đất sớm, thâm canh tốt khâu mạ nhằm giúp lúa tăng sức chống chịu với thời tiết rét”.
Ông Lê Ngọc Hà, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Cẩm Xuyên cho hay, huyện tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi để xã Cẩm Bình ký hợp đồng với Tổng Cty CP VTNN Nghệ An phát triển diện tích lúa VTNA2 trên toàn bộ diện tích SX lúa của xã; xây dựng thêm 2 cánh đồng mẫu lớn tại xã Cẩm Nam và Cẩm Yên, sử dụng các giống lúa chủ lực như VTNA2 (3.000/8.720 ha), TH3-3 (1.000 ha), RVT, PC6, HT1, VS1...".
"Để thay đổi tập quán SX giống lúa dài ngày IR1820, chúng tôi đã có văn bản gửi các Cty, trung tâm giống trên địa bàn không lưu hành giống trên; quán triệt từ huyện đến xã, thôn nếu để người dân tuỳ tiện SX giống IR1820, SX không đúng thời vụ thì cán bộ cơ sở phải chịu kỷ luật”, ông Hà chia sẻ.
Thanh Nga
Báo Nông nghiệp Việt Nam
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã