Học tập đạo đức HCM

Thừa Thiên - Huế: Nông dân mỏi mắt chờ mưa

Chủ nhật - 23/12/2012 10:11
Năm nay thời tiết khá bất thường khiến hàng nghìn hộ nông dân tại Thừa Thiên - Huế lo lắng vì thiếu nước sản xuất. Chuẩn bị vào vụ đông xuân, nhưng ruộng đồng khô rang, sâu bệnh, chuột bọ phát triển, cỏ dại mọc đầy.

 
 
Nhiều cánh đồng ở Thừa Thiên - Huế khô cằn giữa mùa đông
 
Nỗi lo thiếu nước sản xuất
 
Vụ đông xuân 2012 - 2013 toàn tỉnh gieo cấy khoảng 27 nghìn ha lúa với khoảng 2.700 tấn lúa giống. Mặc dù Sở NN&PTNT có văn bản hướng dẫn việc cơ cấu giống và khung lịch thời vụ đông xuân 2012 – 2013, thế nhưng hiện tại do hạn hán kéo dài giữa mùa đông nên việc gieo sạ đúng thời vụ của bà con nông dân ở Thừa Thiên - Huế đang gặp rất nhiều khó khăn. Ông Huỳnh Tốt (nông dân ở xã Hương Toàn, huyện Hương Trà) than thở: "Không có năm mô thời tiết lạ như năm ni, cả mùa lụt mà đồng lúa khô rang, bà con ngoài việc chống hạn còn phải lo diệt chuột cứu lúa. Không có lụt nên cánh đồng rộng hơn 10 mẫu kéo dài từ phường Hương Sơ đến giáp ranh xã Hương Toàn thiếu phù sa  bồi đắp, cỏ chét mọc um tùm”. Cũng như ông Tốt, hàng chục ngàn nông dân ở các vựa lúa Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang… của tỉnh Thừa Thiên - Huế đang thiếu nước để làm đất chuẩn bị cho mùa vụ.
 
Ông Trần Ngọc Lộc - Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Phong Điền, cho hay:  Chưa bước vào mùa vụ đã lo chống hạn. Vụ đông xuân này, toàn  huyện gieo cấy gần 5 ngàn hecta lúa, 1 nghìn hecta lạc. Đến nay đã chuẩn bị xong công tác giống, đồng thời tổ chức khâu làm đất để gieo đại trà vào ngày 20-1 sắp tới. Nhưng thời tiết năm nay quá thất thường, ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ sản xuất mùa vụ. Mực nước ở các hồ đập chỉ đạt 60 -70% so với mọi năm. Để chuẩn bị đối phó cho cái hạn tới đây, huyện đã yêu cầu bà con tu sửa kênh mương, hồ đập, các công trình nước tự chảy, tập trung để tích nước cho vụ đông xuân; đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất sự tổn thất về nước để dự phòng cho vụ hè thu tới đây.
 
Trước diễn biến thất thường của thời tiết, Sở NN&PTNT cũng đã có văn bản hướng dẫn khung lịch thời vụ đông xuân 2012 - 2013 và gửi các địa phương, hợp tác xã nông nghiệp. Theo yêu cầu của Sở NN&PTNT, căn cứ thời gian sinh trưởng của từng loại giống trên từng loại đất, các địa phương, hợp tác xã cần hướng dẫn người dân bố trí thời vụ hợp lý, đảm bảo lúa trổ tập trung từ ngày 10-4 đến 25-4-2013. Riêng tại huyện miền núi A Lưới, cần bố trí sớm hơn khung lịch thời vụ chung của cả tỉnh từ 10 đến 15 ngày.
 
Tích cực diệt chuột cứu lúa
 
 Để việc gieo trồng đúng thời vụ, các xã đã lên phương án chống hạn, đặc biệt là khuyến cáo bà con chủ động sử dụng bẫy chuột trước và sau khi gieo sạ, đồng thời phải tiến hành cày đất thật kỹ để diệt cỏ chét. Ông Hoàng Công Phong - Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền trao đổi:  Toàn xã có 324 ha sản xuất lúa, trong đó hiện nay mới bắt đầu gieo sạ những trà đầu tiên. Để chống hạn và cứu lúa trong vụ đông xuân, xã Quảng Thọ đã chuẩn bị trên 500 bẫy diệt chuột kết hợp với gần 1 tạ thuốc diệt chuột. Rút kinh nghiệm từ mùa vụ trước, năm nay để hỗ trợ bà con tích cực diệt chuột cứu lúa, xã có kế hoạch tận thu 1.000 đồng/1 đuôi chuột, đồng thời khuyến cáo bà con nông dân tích cực làm vệ sinh đồng ruộng.
 
Ông Trần Kim Thành - Phó Giám đốc Sở NN&PTN tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết: Lượng mưa bình quân hằng năm của tỉnh Thừa Thiên - Huế vào khoảng 2.700mm, nhưng năm nay đến thời điểm này tổng lượng mưa chỉ trên 1.600mm. Các hồ thủy lợi, thủy điện trên địa bàn chỉ mới đạt 60% dung tích thiết kế. Qua trao đổi, ông Thành cho rằng đây là năm hạn dữ dội nhất tỉnh, dù các hồ thủy lợi cơ bản vẫn đảm bảo được nước nhưng cả 3 thủy điện lớn nhất đều thiếu nước trầm trọng. Nguyên nhân cơ bản vẫn là thiếu mưa. Chuyện như Huế là xứ chuyên mưa dầm lê thê từ tháng 8 âm lịch trở đi với nhiều trận lụt bão mà năm nay ít có giọt mưa nào là điều quá hy hữu, cả 30 năm nay mới xảy ra. Bây giờ nước phải "dè sẻn”, chỉ cung cấp cho những ngành nào trọng yếu.
 
Cũng theo lời ông Thành, đây cũng là năm rất kỳ lạ khi mà chưa có trận lũ nào xảy ra tại cố đô Huế. Hệ lụy kéo theo là nhiều sâu bệnh, chuột gây hại vẫn sống nhởn nhơ ngoài đồng. Phân bón, thuốc trừ sâu trên toàn bộ thảm thực vật hoa màu canh tác của người dân vẫn còn tồn dư. Nếu có lũ, chắc chắn những yếu tố xấu trên sẽ bị cuốn sạch. Và đất sẽ có thêm nhiều phù sa để cây cối phát triển tốt cho những vụ mùa tới.
HỒ NGỌC MINH
Nguồn:daidoanket.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập128
  • Hôm nay70,377
  • Tháng hiện tại867,075
  • Tổng lượt truy cập90,930,468
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây