Học tập đạo đức HCM

Tín hiệu khả quan từ mô hình nuôi ong mật ở Sơn La

Thứ bảy - 30/12/2017 04:01
Sơn La là tỉnh miền núi, có nguồn hoa tự nhiên phong phú, đa dạng… để có thể nuôi ong quanh năm. Mật ong của Sơn La đã được cấp chứng nhận sở hữu nhãn hiệu, là cơ sở để các loại sản phẩm từ nghề nuôi ong được bảo hộ, đảm bảo uy tín trên thị trường trong và ngoài nước.

Kiểm tra mô hình nuôi ong tại xã Chiềng Sàng, huyện Yên Châu.

Đây là động lực thúc đẩy nghề nuôi ong của tỉnh Sơn La phát triển, là cơ hội đẩy mạnh liên kết các hộ chăn nuôi ong nhỏ lẻ thành tổ chức có quyền lợi chung, nhằm phát huy sức mạnh tập thể trong cơ chế thị trường, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường.

Những năm trước đây, nghề nuôi ong của tỉnh Sơn La chưa thực sự được chú trọng phát triển. Hầu hết người dân nuôi ong tự phát, năng suất mật và hiệu quả kinh tế còn bị hạn chế. Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng mật ong bằng việc áp dụng quy trình chăn nuôi ong lấy mật theo hướng VietGAHP, tuyên truyền, phổ biến và nhân rộng mô hình nuôi ong an toàn để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, năm 2017, Trung tâm Khuyến nông Sơn La thực hiện dự án xây dựng mô hình nuôi ong mật chất lượng cao trong nông hộ.

Mô hình được triển khai tại xã Chiềng Sàng, huyện Yên Châu và xã Hát Lót, huyện Mai Sơn. Đây là 2 xã có tổng đàn ong cao và có nghề nuôi ong phát triển.

Để thực hiện mô hình đạt kết quả cao, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sơn La phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức khảo sát, lựa chọn địa điểm thực hiện.

Trung tâm tổ chức 3 lớp tập huấn cho các hộ tham gia mô hình về kỹ thuật nuôi ong theo hướng VietGAHP, hướng dẫn các hộ ghi chép sổ sách trong quá trình nuôi. Đẩy mạnh các hoạt động thông tin tuyên truyền về các hoạt động và kết quả xây dựng mô hình; tổ chức cấp phát 10 biển hiệu cho hộ tham gia mô hình.

Ngày 03/6/2017, giống vật tư được bàn giao đầy đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng. Trong quá trình nuôi, đàn ong sinh trưởng và phát triển tốt, không xuất hiện dịch bệnh. Đặc biệt, giống ong ngoại có nhiều điểm ưu việt, tính tụ đàn cao, thế đàn đông, năng suất mật vượt trội, thích nghi di chuyển, rất phù hợp để đầu tư phát triển trên quy mô lớn.

Mô hình đã đạt được hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường. Đến nay, số đàn ong đã được nhân lên trung bình 8-10 đàn/hộ, số cầu trong mỗi thùng cũng được nâng lên đủ tiêu chuẩn để khai thác mật. Từ tháng 9 đến tháng 11/2017 đã khai thác được 19,3 kg mật/đàn, 3kg phấn hoa có chất lượng. Từ 200 đàn giống hỗ trợ của dự án hiện nhân lên 294 đàn. Bên cạnh đó, số hộ ngoài mô hình được học hỏi từ dự án và tiếp cận nguồn giống từ mô hình là 25 hộ với 94 đàn. Các sản phẩm của dự án đều đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, được người tiêu dùng ưa chuộng và tiêu thụ thuận lợi.

Ông Nguyễn Văn Mạch, ở bản Mai Ngập, xã Chiềng Sàng, huyện Yên Châu, cho biết: “Tham gia mô hình, tôi được cán bộ hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật, thường xuyên đôn đốc, theo dõi mô hình. Do áp dụng đúng kỹ thuật, chỉ sau 5 tháng nuôi, gia đình tôi đã nhân đàn và khai thác mật. Từ 20 đàn ong ban đầu, đến nay gia đình có 30 thùng ong đang khai thác. Từ tháng 9 -11/2017, tôi 5 lần khai thác mật, trung bình đạt 24,5 kg/đàn và bán được trên 7 tạ mật,trừ chi chí, thu lãi khoảng 6 triệu đồng/tháng”.

Thành công bước đầu của dự án góp phần thiết thực vào chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp Sơn La, phù hợp với định hướng đưa ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hoá và phát triển bền vững.

Vân Anh/kinhtenongthon.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 633/QĐ-UBND

Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 89/KH-VPĐP

Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025

Báo cáo 56/VPĐP-HCTH

Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập225
  • Hôm nay75,038
  • Tháng hiện tại420,376
  • Tổng lượt truy cập97,648,557
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây