Học tập đạo đức HCM

Vụ hè thu thuận lợi

Thứ năm - 13/04/2017 03:48
Nông dân ĐBSCL đã bắt đầu vào vụ gieo sạ lúa hè thu (HT) 2017. Theo lịch khuyến cáo của ngành nông nghiệp, nhiều vùng xuống giống từ giữa tháng 3.

Tình hình nắng nóng và xâm nhập mặn không gay gắt như các năm trước, khá thuận lợi trong việc xuống giống.  

Yên tâm xuống giống

Theo Sở NN-PTNT Kiên Giang, tính đến đầu tháng 4, nông dân trong tỉnh đã gieo sạ lúa HT sớm được 68.405/295.000 ha kế hoạch. Tập trung chủ yếu ở vùng Tây sông Hậu và Tứ giác Long Xuyên, nơi chủ động được nguồn nước ngọt. Các địa phương nông dân xuống nhiều và sớm là Giồng Riềng (26.540 ha), Tân Hiệp (15.785 ha), Giang Thành (14.412 ha)... 

Lo ngại hiện nay là lúa đông xuân (ĐX) 2016 – 2017 vẫn chưa thu hoạch dứt điểm. Vì vậy, dễ lây lan dịch hại từ vùng này qua vùng khác. Trong đó, dịch muỗi hành bùng phát ở vụ ĐX, tiếp tục gây hại trên diện tích lúa HT sớm. Cụ thể, Chi cục Trồng trọt – BVTV Kiên Giang đã ghi nhận có 132 ha lúa HT bị muỗi hành tấn công, với tỷ lệ nhiễm từ 5-10%, tập trung ở huyện Giồng Riềng và Châu Thành.

Riêng các huyện vùng U Minh Thượng, nông dân đang tranh thủ vệ sinh đồng ruộng, cày ải phơi đất, đợi mưa nhiều mới dám xuống giống do lo ngại xâm nhập mặn. 

Ông Ngô Trấn Hỷ, Trưởng phòng NN-PTNT huyện An Biên – Kiên Giang cho biết, vụ mùa và ĐX, diện tích lúa của huyện bị thiệt hại là 1.381 ha trong tổng số 22.743 ha gieo sạ. Nguyên nhân đất bị nhiễm mặn do công tác rửa mặn của người dân chưa tốt (đối với vụ mùa). Vụ HT 2017, huyện có kế hoạch gieo sạ 8.594 ha. Hiện nông dân tập trung cày ải, phơi đất được khoảng 662 ha, chờ mưa nhiều mới tập trung xuống giống để tránh bị thiệt hại.

Còn tại An Giang tình hình xuống giống lúa HT khá thuận lợi, với kế hoạch 239.002 ha, chia thành 2 đợt. Đợt 1 xuống giống từ 5/4 đến 15/4/2017 (nhằm ngày 9 tháng 3 đến 19 tháng 3 ÂL), xuống giống tập trung ở những vùng thu hoạch ĐX sớm và đại trà. Đợt 2 xuống giống tập trung từ 5/5 đến 10/5/2017 (nhằm 10 tháng 4 đến 15 tháng 4 ÂL), xuống giống dứt điểm ở những vùng thu hoạch ĐX muộn.

Ông Võ Thanh Tân, quyền Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt - BVTV An Giang cho biết: An Giang đã xuống giống được 29.440 ha lúa vụ HT 2017 đạt 12,3% kế hoạch; so cùng kỳ xuống giống chậm hơn 31.000 ha. Để thực hiện sản xuất vụ HT thắng lợi, Chi cục Trồng trọt - BVTV An Giang đã có các giải pháp tập trung trong chỉ đạo. Trước mắt phải vệ sinh đồng ruộng, cắt dọn sạch gốc rạ, trước khi xuống giống nên cày ải phơi đất ít nhất 15 ngày giúp cắt đứt nguồn dịch hại và làm tăng sự màu mỡ của đất. Đối với những ruộng có nhiều lúa cỏ phải diệt lúa cỏ trước bằng cách bơm nước vô ruộng đủ ẩm để nhử cỏ và lúa cỏ lên sau đó phun thuốc trừ cỏ không chọn lọc như Glyphosate để diệt lúa cỏ và cỏ dại trước khi cày xới đất. 

Thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật “1 phải 5 giảm” (chú ý lượng giống gieo sạ từ 80 – 100 kg/ha), trong đó chú trọng áp dụng tốt giải pháp tưới nước tiết kiệm để giảm lượng nước bơm tưới, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh thái: trồng hoa trên bờ ruộng dẫn dụ thiên địch nhằm hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trừ sâu trong giai đoạn 40 ngày đầu sau sạ.

Ngành nông nghiệp thường xuyên dự báo về tình hình dịch hại hàng tuần giúp nông dân nắm bắt thông tin dịch hại để có hướng xử lý tốt cho đồng ruộng. Đảm bảo đủ nước tưới cho lúa, khuyến cáo nông dân chăm sóc, bón thúc sớm, tập trung và bón cân đối N-P-K tạo điều kiện cho lúa đẻ nhánh sớm, tập trung, tăng chồi hữu hiệu, tăng khả năng chống chịu ngay từ giai đoạn đầu…  

Năng suất lúa HT sớm đạt 6,4 tấn/ha

Còn tại Đồng Tháp, bà Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt - BVTV cho biết, lịch thời vụ xuống giống vụ HT 2017 từ tháng 2 đến hết tháng 4/2017 sẽ kết thúc, tính đến nay đã có hơn 132.000 ha diện tích được xuống giống, trên tổng diện tích toàn tỉnh 195.000ha, được đánh giá là khá thuận lợi. Một số vùng xuống giống sớm lúa HT như Cao Lãnh, Lấp Vò, Thanh Bình, nay đã bước vào thu hoạch khoảng 1.000ha, cho năng suất bình quân 6,4-6,5 tấn/ha, tính ra cao hơn khoảng 600-700kg lúa/ha so với vụ lúa ĐX vừa qua.

Theo bà Ánh, nhìn chung vụ lúa HT 2017 thời tiết không làm ảnh hưởng đến việc xuống giống nhiều, nông dân yên tâm tuân thủ theo lịch khuyến cáo của ngành để đảm bảo né rầy và sâu bệnh tấn công.

Tại các tỉnh ven biển xuống giống lúa HT cũng khá thuận lợi. Ông Nguyễn Văn Trưởng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Trà Vinh cho biết: Hiện nay trên địa bàn tỉnh bà con đã xuống giống được khoảng 5.000 ha. Do ảnh hưởng nặng nề của mùa hạn mặn năm rồi, nên chúng tôi khuyến cáo người dân can nhắc xuống giống vụ này. Tuy nhiên, tình hình xâm nhập mặn không có gì phức tạp, diện tích lúa được bà con xuống giống vẫn phát triển tốt.

Cũng theo ông Trưởng, độ mặn trong các cửa sông cung cấp nước lúc đỉnh đểm triều cường cao mới chỉ đạt 3 – 4 phần ngàn, hoàn toàn trong tầm kiểm soát. Lượng nước ngọt sẽ đủ cung cấp cho bà con chăm sóc trà lúa mới xuống giống đến cuối tháng 4. Theo dự báo, mùa mưa đến sớm, nên bà con xuống giống lúa HT sớm không quá lo ngại.

Ông Trần Văn Nhẫn, ở xã An Trường, huyện Càng Long – Trà Vinh cũng vừa xuống giống lúa vụ HT được hơn 1 tuần. Cây lúa đã bén rễ, xanh tốt. Nhìn ruộng lúa lên khá đều, ông Nhẫn cho biết: “Năm 2016, tình hình hạn mặn căng lắm, lúa sạ lên lác đác được có mấy cây. Năm nay, gia đình định không làm vụ HT, nhưng thấy trời có xuất hiện vài đám mưa nên cũng xuống 8 công, đến nay lúa gần 20 ngày tuổi, xanh tốt. Tôi mới đi phân đợt đầu, vài ngày nữa cây lúa đẻ nhánh đều, vươn cao là tiến hành dặm tỉa. Tình hình thấy rất khả quan”.

Còn gia đình anh Nguyễn Quốc Hùng (ấp Phú Sơn A, xã Long Phú, huyện Tam Bình, Vĩnh Long) đã xuống giống lúa vụ HT được gần 1 tháng. Theo anh Hùng, thời tiết thuận lợi, cây lúa phát triển tốt, bà con làm rất khỏe. Với diện tích 4ha đất trồng lúa, cùng kỳ năm trước, anh Hùng phải tốn đến mấy triệu tiền công dặm tỉa, do cây lúa bị ảnh hưởng ít nhiều của mùa hạn mặn nên chết. Năm nay, lượng phân bón cho lúa ăn cũng ít hơn so với vụ HT năm 2016 và chưa phải xịt thuốc sâu hay bệnh đợt nào. Gia đình anh Hùng đang kỳ vọng vụ lúa này thắng lớn.

Nguồn: Nongnghiep.vn

 
 
 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập267
  • Hôm nay80,608
  • Tháng hiện tại785,721
  • Tổng lượt truy cập90,849,114
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây