Học tập đạo đức HCM

Xuống giống tập trung để né rầy, tránh lũ

Thứ ba - 24/07/2018 11:24
Giá lúa ở ĐBSCL liên tục đứng ở mức cao đã kích thích nông dân SX lúa thu đông (TĐ). Đây cũng chính là vụ lúa thứ 3 trong năm, còn gọi là lúa vụ 3. Nông dân cần xuống giống tập trung đồng loạt để né rầy, tránh lũ.

Đồng Tháp là một trong những tỉnh có diện tích xuống giống lúa TĐ 2018 sớm nhất ở ĐBSCL. Hiện tại các huyện Tân Hồng, Hồng Ngự và TX Hồng Ngự đã cơ bản thu hoạch xong vụ HT, đang lên kế hoạch tu sửa các đê bao, cống đập để xuống giống lúa TĐ.

14-14-23_nh_1_-_nong_dn_tp_cn_tho_ve_sinh_dong_ruong_chun_bi_xuong_giong_vu_lu_td_2018
Nông dân TP Cần Thơ vệ sinh đồng ruộng chuẩn bị xuống giống vụ lúa TĐ 2018

Ông Nguyễn Văn Tài, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tân Hồng cho biết, gần 3 tuần qua nước trên sông Hậu, sông Tiền chuyển sang màu đỏ đục báo hiệu mùa lũ đã về. Mực nước ở Tân Hồng đang lên nhanh. Hiện nay, huyện đã thu hoạch cơ bản xong 24.000ha lúa HT.

Theo ông Tài, sau khi thu hoạch xong huyện khuyến cáo bà con vệ sinh đồng ruộng nằm trong đê bao ăn chắc thực hiện xuống giống vụ lúa TĐ sớm để né lũ. Đối với diện tích ngoài đê bao thì không khuyến cáo dân SX lúa TĐ mà chuyển sang trồng cây ngắn hạn hoặc nuôi trồng thủy sản. Bởi năm nay nước lũ có khả năng về sớm hơn so với dự đoán. Đến nay toàn huyện có 16 ô bao ăn chắc với diện tích 12.100ha được khuyến cáo làm lúa TĐ. Hiện đã xuống giống hơn 200ha, còn lại tập trung cao điểm vào đầu tháng 8.

Theo Sở NN-PTNT Đồng Tháp, vụ lúa TĐ 2018, toàn tỉnh sẽ xuống giống 130.000ha, ước sản lượng 728.000 tấn, năng suất bình quân đạt 56 tạ/ha. Trong đó, diện tích xuống giống sử dụng lúa chất lượng cao chiếm 70%.

Để thực hiện các chỉ tiêu đề ra, ngành nông nghiệp yêu cầu các địa phương thực hiện nhiều giải pháp như: Xây dựng kế hoạch SX cụ thể trên cơ sở chủ động trong phòng, chống sâu bệnh, mưa, lũ, tiêu úng kịp thời kết hợp với kế hoạch xả lũ. Chỉ xuống giống trên những diện tích có bờ bao chống lũ triệt để nhằm đảm bảo SX an toàn.

Bên cạnh đó, các địa phương hướng dẫn nông dân thực hiện tốt công tác vệ sinh đồng ruộng, bảo đảm thời gian cách ly 2 - 3 tuần để hạn chế ngộ độc hữu cơ; quản lý chặt chẽ việc phóng thích các giống lúa mới chưa được công nhận vào trong SX và kinh doanh. Xác định bộ giống chất lượng cao, giá bán cao để khuyến cáo trong SX. Đặc biệt áp dụng những tiến bộ kỹ thuật như “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”…

Tại TP. Cần Thơ, đến nay nông dân đã xuống giống hơn 2.000ha/54.900ha lúa TĐ. Các trà lúa TĐ chủ yếu mới sạ và ở giai đoạn mạ, sinh trưởng và phát triển tốt. Theo Sở NN-PTNT TP Cần Thơ, năm nay dự kiến đỉnh nước lũ rơi vào tháng 10 DL.

Xuống giống tập trung để có vụ mùa đảm bảo ăn chắc

Theo lịch khuyến cáo thời vụ xuống giống vụ TĐ của Cần Thơ gồm: Đợt 1 từ ngày 26/6 - 2/7 và đợt 2 trước ngày 15/7. Tuy nhiên, lịch thời vụ này chỉ mang tính tham khảo, các địa phương cần theo dõi chặt chẽ rầy nâu tại chỗ và tình hình rầy di trú kết hợp với chế độ thủy văn, xây dựng lịch thời vụ cụ thể. Vận động bà con xuống giống tập trung đồng loạt nhưng vẫn đảm bảo thời gian giãn cách vụ và áp dụng tốt các giải pháp kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ lúa nhằm đảm bảo chất lượng hạt lúa và hạn chế thất thoát sau thu hoạch khi lũ về sớm.

Bà Nguyễn Thị Kiều, PGĐ Sở NN-PTNT Cần Thơ cho biết: Để vụ lúa TĐ an toàn và ăn chắc, trước mắt cần chủ động tổ chức xuống giống đồng loạt, né rầy, tránh lũ. Đảm bảo trên từng khu vực không có các trà lúa xuống giống với các thời điểm khác nhau đan xen, nhằm tránh tích lũy và lây lan mầm sâu bệnh, gây khó cho quản lý dịch hại, khiến chi phí SX tăng cao.

Khuyến cáo nông dân sử dụng giống xác nhận, các giống lúa mới phù hợp với điều kiện ở địa phương, cho năng suất và chất lượng cao, đồng thời phải chống chịu được với một số dịch hại quan trọng. Sử dụng những giống lúa cho vụ TĐ cần lưu ý về tính chống chịu với rầy nâu, bệnh VL&LXL, bệnh đạo ôn và nhất là độ cứng cây để hạn chế đổ ngã.

Sử dụng giống có thời gian sinh trưởng giống nhau, tiến tới việc sử dụng giống đồng nhất, chất lượng cao trên cùng cánh đồng để nâng cao giá trị hàng hóa, áp dụng biện pháp sạ hàng, sạ thưa, không sử dụng lãng phí lượng lúa giống gieo sạ, lượng giống sử dụng không quá 120kg/ha.

Mặt khác, tăng cường hỗ trợ, khuyến khích nông dân đẩy mạnh ứng dụng các kỹ thuật "3 giảm 3 tăng", "1 phải 5 giảm", công nghệ sinh thái, quản lý rầy nâu bằng chế phẩm sinh học và bón phân xịt thuốc hóa học đúng cách nhằm giảm chi phí, nâng cao hiệu quả SX. Tránh bộc phát rầy nâu và các loại dịch bệnh nguy hiểm như: bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá.

“SX lúa vụ 3 dễ gặp nguy cơ bị thiệt hại do nước lũ, mưa bão và năng suất thấp so với các vụ khác. Để giảm rủi ro và nâng cao được thu nhập cho nông dân, thành phố  định hướng quy hoạch, khuyến khích nông dân giảm dần diện tích SX lúa TĐ để nuôi thủy sản hoặc chuyển đổi sang cây trồng khác, nhất là tại những vùng SX lúa kém hiệu quả và không có đê bao”, bà Kiều khuyến cáo.
VŨ HOÀNG/ Nông nghiệp
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập251
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm246
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại822,050
  • Tổng lượt truy cập90,885,443
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây