Ngày 17/2, dịch viêm da nổi cục trên trâu bò xuất hiện đầu tiên ở xã Tùng Lộc. Những ngày tiếp theo, dịch lan rộng tại số địa bàn lân cận và đến nay đã “phủ kín” 18/18 xã, thị trấn.
Đến thời điểm hiện tại, toàn huyện có 982 hộ dân ở 87 thôn bị ảnh hưởng với số lượng 1.197 trâu bò bị dịch bệnh, trong đó có 78 con đã chết.
Xuất hiện đầu tiên ở Tùng Lộc, đến nay, dịch viêm da nổi cục đã lan rộng tại 18/18 xã, thị trấn ở Can Lộc.
Trong khi đó, ngày 21/3, dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) bùng phát trở lại tại xã Sơn Lộc, Quang Lộc và đã có thêm 4 xã: Mỹ Lộc, Xuân Lộc, Trung Lộc, Thường Nga có lợn bị dịch bệnh. Đến nay, dịch DTLCP đã lây lan tại 32 hộ nuôi ở 18 thôn tại 6 xã, có 96 con đã bị chết.
Cán bộ Trung tâm Ứng dụng khoa học kỹ thuật và bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Can Lộc hướng dẫn người dân Xuân Lộc rắc vôi, vệ sinh chuống trại chăn nuôi.
Anh Hoàng Văn Dũng, cán bộ thú y xã Sơn Lộc cho biết: “Đợt bùng phát trở lại này, diễn biến của DTLCP trở nên khó khống chế bởi diễn biến nhanh. Hầu như lợn chết ngay sau khi phát hiện bị bệnh trong vòng 1 ngày nên chúng tôi không kịp trở tay”.
Tại xã Sơn Lộc, từ ngày 12/3, dịch viêm da nổi cục xuất hiện ở thôn Thượng Sơn và đến nay đã lây lan ở tất cả 9 thôn với hơn 100 con mắc bệnh trong đó có 6 con đã chết. Gần 10 ngày kể từ khi đàn trâu bò bị nhiễm bệnh, dịch tả lợn cũng xuất hiện trên địa bàn và đã có 25 con đã chết.
Ngành chức năng tuyên truyền, hướng dẫn người dân Tùng Lộc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Để kiểm soát dịch bệnh trên đàn gia súc, thời gian qua các cấp chính quyền và ngành chức năng ở Can Lộc đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, gấp rút triển khai tiêm 10 ngàn liều vắc-xin trên đàn trâu bò; lực lượng thú y chung tay cùng người dân chăm sóc, chữa bệnh cho đàn gia súc. Thế nhưng, mỗi ngày, Trung tâm Ứng dụng Khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Can Lộc vẫn liên tục nhận được tin báo từ các địa phương về diễn biến gia tăng dịch bệnh và số lượng gia súc bị chết tiếp tục tăng.
Chị Lê Thị Giang (xã Xuân Lộc, Can Lộc) dùng thuốc nam chữa trị cho bò, đến khi bò kiệt sức mới báo với cán bộ thú y
Ông Đoàn Minh Lương, Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng Khoa học kỹ thuật và bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Can Lộc cho biết: “Ngay sau khi dịch bệnh xuất hiện, các địa phương đã tuyên truyền người dân biện pháp phòng chống, đặc biệt là khuyến cáo nuôi nhốt gia súc, một số địa phương cũng đã cho các hộ gia đình ký cam kết.
Thế nhưng, ngay khi 100% xã, thị đều có dịch thì nhiều người dân vẫn “vô tư” thả rông trâu bò trên các cánh đồng. Bên cạnh đó, nhiều hộ nuôi chưa chú trọng vệ sinh khu vực chăn nuôi, chuồng trại, công tác phòng dịch còn lỏng lẻo.
Trâu bò thả rông tại tổ dân phố Tân Hương, thị trấn Đồng Lộc. Ảnh chụp chiều 30/3.
Như tại hộ nuôi của ông Trần Tuấn ở thôn Đô Hành, xã Mỹ Lộc nuôi hơn 60 con lợn nhưng trong lúc tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, khu vực chăn nuôi này cũng không hạn chế số lượng người vào, ra. Đợt này, gia đình ông Tuấn phải tiêu hủy 10 con lợn thịt do DTLCP. Được biết, năm 2019, DTLCP cũng đã khiến hộ nuôi này thiệt hại lớn.
Hiện nay, huyện Can Lộc đang tập trung nhiều các giải pháp để phòng chống dịch bệnh trên gia súc, trong đó hỗ trợ 30% kinh phí cho người dân để tiêm 3.000 liều vắc-xin viêm da nổi cục cho đàn trâu bò trên toàn huyện.
Theo Tự Kiên/baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã