Công tác kiểm tra, giám sát đồng ruộng liên tục được triển khai trong thời điểm quyết định này của vụ lúa xuân.
“Lúa bắt đầu trổ ngoài đồng là “lòng như lửa đốt”, chỉ lo phòng trừ không kịp thì đạo ôn “ăn” trắng bông. Thời điểm “vàng” để phun trừ bệnh đạo ôn cổ bông là khi lúa bắt đầu trổ vè, nếu để lỡ thì hiệu quả sẽ không cao” - anh Nguyễn Văn Thành ở thôn Liên Vinh, xã Thạch Đài (Thạch Hà) cho hay.
Bà con nông dân Thạch Hà...
Cuối vụ, những cơn mưa vẫn rập rình thử thách nên người nông dân phải “chắt chiu” từng khoảnh khắc có nắng để ra đồng.
“Gia đình tôi có khoảng 5 - 7 sào cần phải phun phòng cổ bông. May mà hôm qua trời hửng nên vợ chồng chia nhau, mỗi người một vùng đồng để tranh thủ thời tiết thuận lợi, kịp hoàn thành việc phun thuốc” - anh Thành cho biết thêm.
... Can Lộc...
Ở Cẩm Xuyên, nơi có diện tích lúa nhiễm đạo ôn lá lớn nhất tỉnh (618 ha), việc phòng trừ trên cổ bông kịp thời được xem là giải pháp tối thượng.
Ông Lê Ngọc Hà - Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết: “Trong 2 ngày hửng nắng (10 - 11/4), huyện đã tổ chức phun phòng trừ đạt trên 1.200 ha trong tổng số 1.500 ha thuộc diện phun. Địa phương sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát đồng ruộng để chỉ đạo phun phòng trên các diện tích có giống nhiễm, diện tích đã từng xảy ra bệnh đạo ôn lá. Đặc biệt đối với trà lúa trổ trước 15/4”.
... Hương Sơn đều khẩn trương ra đồng, “chớp” lấy thời điểm tốt nhất của thời tiết để phun phòng đạo ôn cổ bông cho lúa xuân.
Tinh thần “chớp” thời cơ “vàng” cũng khẩn trương ở nhiều địa phương. Đến nay, bệnh đạo ôn cổ lá, đạo ôn cổ bông chỉ mới xuất hiện rải rác ở một số địa phương. Trước khi chúng kịp lây lan, toàn tỉnh đã hoàn thành 15.630 ha diện tích phun, trong đó có gần 3.000 ha đã phun lần 2.
Một số địa phương điển hình như: Đức Thọ có hơn 5.340 ha được phun trước thời điểm thời tiết xấu xảy ra và có đến 2.600 ha phun lại lần hai; Nghi Xuân trong 2 ngày (10 - 11/4) đã hoàn thành phun thuốc phòng trừ trên diện tích 2.500 ha.
Đặc biệt, giữa điều kiện sản xuất yếu thế khi tình trạng mưa phùn, gió bấc tiếp tục xuất hiện từ sáng nay (12/4), chưa bao giờ vấn đề sử dụng đúng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo quy trình phun và thời điểm phun lại mang tính yếu tố quyết định thắng lợi như bây giờ.
Đến hết ngày 11/4, toàn huyện Nghi Xuân đã hoàn thành 2.500 ha lúa xuân trong diện phải phun phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông.
Kỹ sư Nguyễn Trí Hà - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật tỉnh cho biết: “Ngành nông nghiệp đang tập trung cao nhất cho công tác dự tính, dự báo, đồng thời thông báo những bản tin nông vụ sát nhất đến bà con nông dân.
Theo đó, tranh thủ các thời điểm thời tiết có nắng trong ngày để tiến hành phun phòng trừ đạo ôn, tốt nhất là từ 10h trưa trở đi. Cần theo dõi tiến độ lúa trổ để chọn đúng thời điểm phun khi lúa trổ vè và thực hiện lại lần hai cách sau 1 tuần lễ sau khi lúa trổ. Đặc biệt, sử dụng thuốc được hướng dẫn của cơ quan bảo vệ thực vật”.
Cũng theo ông Hà, không nhất thiết phải phun đại trà các diện tích, song những điểm nhiễm nặng, khó phục hồi thì chấp nhận “phun kép” để tạo hiệu lực cao nhất cho thuốc và ứng phó với thời tiết bất thường.
Toàn tỉnh có 15.000 ha lúa đã trổ bông và theo dự kiến 80% diện tích sẽ trổ trước ngày 15/4. Vì thế, 3 ngày tới là giai đoạn xung yếu nhất để quyết định sự thắng lợi của vụ xuân 2020. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã