![]() |
Ảnh minh họa |
Hiện nay, mực nước các trạm trên dòng chính sông Mekong biến đổi chậm và ở mức cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,2-1 m. Mực nước trên sông Tiền và sông Hậu dao động theo triều. Mực nước cao nhất tuần tại Tân Châu là 1,15 m, tại Châu Đốc 1,3 m, cao hơn cùng kỳ năm 2016 khoảng 0,1-0,15 m.
Xâm nhập mặn từ ngày 28-30/4 ở ĐBSCL có xu thế giảm dần. Độ mặn cao nhất trong đợt này tại các trạm ở mức thấp hơn thời kỳ từ ngày 21-25/4.
Khẩn trương khắc phục thiệt hại thiên tai gây ra
Ban Chỉ đạo ứng phó biến đổi khí hậu - Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh An Giang cho biết, lực lượng chức năng tỉnh An Giang đang khẩn trương giúp người dân khắc phục thiệt hại do mưa, dông lốc xảy ra ở các huyện Chợ Mới, Châu Thành, Thoại Sơn, Châu Phú vào chiều 26/4.
Khoảng 15h ngày 26/4, mưa lớn kèm theo dông, lốc đã khiến nhiều căn nhà của người dân ở huyện Chợ Mới, Châu Thành, Thoại Sơn, Châu Phú bị tốc mái, xiêu vẹo; nhiều hecta lúa bị đổ ngã phải sạ lại; 2 trụ điện trung thế ở huyện Châu Phú bị gãy.
Sau khi thiên tai xảy ra, lãnh đạo tỉnh An Giang đã đến thăm hỏi, động viên các hộ dân bị ảnh hưởng, huy động lực lượng tại chỗ cùng nhân dân địa phương hỗ trợ hộ bị thiệt hại di dời tài sản, sửa chữa lại nhà cửa, sớm ổn định cuộc sống.
Sở LĐTB&XH tỉnh phối hợp với các UBND huyện Chợ Mới, Châu Thành, Thoại Sơn, Châu Phú thực hiện thủ tục để hỗ trợ những hộ dân có nhà bị thiệt hại do ảnh hưởng của mưa, dông lốc theo quy định...
UBND huyện Phong Thổ (tỉnh Lai Châu) cho biết, khoảng 15h ngày 27/4 đã tìm thấy thi thể cháu bé 3 tuổi Ma A Sinh bị lũ cuốn trôi sau gần 4 ngày huy động các lực lượng tìm kiếm. Thi thể nạn nhân đã được xử lý dịch tễ và hỗ trợ đưa về địa phương mai táng. Như vậy, đến nay chính quyền huyện Phong Thổ đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân thiệt mạng trong đợt mưa lũ xảy ra tối 23/4.
Sau khi tìm thấy thi thể nạn nhân cuối cùng, huyện Phong Thổ dồn toàn lực cho công tác khắc phục thiệt hại, hỗ trợ làm nhà cho dân và khôi phục lại sản xuất, giúp người dân sớm ổn định cuộc sống. Hiện nay, huyện đã hỗ trợ hơn 60 hộ trong tổng số hơn 300 hộ nghèo, hộ cận nghèo bị thiệt hại dựng lại nhà.
Toàn huyện có trên 1.200 ha cây trồng bị thiệt hại trong đợt mưa đá, gió lốc, lũ lụt này. Với cây trồng ngắn ngày, huyện đã chỉ đạo chính quyền các xã cấp lại giống và vận động, tuyên truyền người dân chủ động khôi phục lại diện tích bị thiệt hại nhẹ. Đối với cây trồng dài ngày, cây trồng lâu năm như chuối và các cây ăn quả, huyện đang tổng hợp để trình UBND tỉnh xin cấp giống hỗ trợ cho nhân dân trồng lại.
BT (tổng hợp)
Nguồn tin: chinhphu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025
Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025