Học tập đạo đức HCM

1.730 loài cây mới được phát hiện trong năm 2016

Thứ ba - 23/05/2017 10:44
1.730 loài thực vật mới đã được phát hiện trong năm 2016 trên khắp hành tinh, trong đó có một vài loài có thể trở thành thực phẩm trong tương lai.
Giống lan mới tìm thấy trên đảo Madagascar.

Tổ chức khoa học Các vườn bách thảo hoàng gia Kew vừa công bố bản báo cáo mới nhất về thực vật thế giới, trong đó có đề cập đến những thực phẩm trong tương lai. Bản báo cáo này, tập hợp ý kiến của 128 nhà khoa học đến từ 12 nước, làm hài lòng các nhà tự nhiên học, nhất là những người yêu thích thế giới thực vật.

Theo đó, 1.730 loài thực vật mới đã được phát hiện trong năm 2016 trên khắp hành tinh, trong đó có một vài loài có thể trở thành thực phẩm trong tương lai.

Đó là 11 giống sắn từ Braxin (có tên khoa học Manihot esculenta), một loại thực phẩm phổ biến nhất trên thế giới sau ngô và lúa. Những giống mới này có thể góp phần đa dạng hóa việc sản xuất sắn. Cây sắn sẽ có thể thích ứng với điều kiện khí hậu khắc nghiệt hơn ngày nay.

Ngoài ra là 7 giống Asphalathus, thường được biết đến với cái tên “trà đỏ” ở Nam Phi. Đáng lo ngại là 6 giống hiện đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Danh sách thực phẩm của tương lai còn bao gồm giống củ cải vàng ở Thổ Nhĩ Kỳ, giống Capparis ở Philipines có nụ hoa sử dụng trong ẩm thực và cho hương vị khá gần với ô liu, hoặc giống gừng vùng Viễn Đông.

Một số loài thực vật mới được phát hiện sẽ làm những tín đồ của Đông y cổ truyền vui mừng. Ví dụ các cây leo họ Mucuna, trong đó có đậu mèo rừng được ưa chuộng trong các bài thuốc truyền thống Ấn Độ nhờ công năng chống lão hóa. Được biết 9 giống mới thuộc họ Mucuna đã được tìm thấy ở Đông Nam Á, Trung Mỹ và Nam Mỹ. Theo báo cáo, cho đến ngày nay, hơn 28.000 loài thực vật đã được dùng cho mục đích y học, cho dù rất ít trong số đó được liệt kê trong các ấn bản khoa học.

Bản báo cáo cũng làm hài lòng các nhà làm vườn và trồng hoa khao khát tìm kiếm những màu sắc và mùi hương độc đáo, khi đề cập đến nhiều loài cây cảnh mới như 29 loài thu hải đường phát hiện ở Malaisia và 336 loài phong lan mọc trong các khu rừng nhiệt đới.

Mối hiểm nguy với hệ sinh thái

Tuy vậy, các tác giả bản báo cáo không hoàn toàn lạc quan trước các phát hiện mới. Hơn 6.000 loài thực vật xâm lấn  được tìm thấy trên khắp Trái Đất, tạo nên mối hiểm nguy đối với hệ sinh thái. Thế giới thực vật cũng phải đối mặt với nhiều đe dọa khác, như các vụ cháy rừng hàng năm thiêu hủy hơn 340 triệu hecta, hay các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.

Trong bản báo cáo có một chương dành riêng cho việc mô tả và giải thích những khác biệt trong cơ chế chống tổn thương trước biến đổi khí hậu của các loài thực vật. Báo cáo chỉ rõ rằng những cây có lá và vỏ dày, rễ cắm sâu trong lòng đất, thân gỗ đặc hoặc giữ nước tốt thì sẽ đối mặt dễ dàng hơn với hạn hán, cháy rừng và sự nóng lên toàn cầu. Kết luận này có thể giúp nông dân lựa chọn những cây trồng thích hợp trong tương lai, ví dụ như các loài lúa có rễ dài thay vì lúa mì rễ ngắn như hiện nay.   

Theo bà Kathy Willis, giám đốc khoa học của Tổ chức các vườn thực vật hoàng gia Kew, một sự hiểu biết đầy đủ về thực vật là nền tảng cho đời sống con người trên trái đất.

Linh Hương/Báo Tin Tức
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập137
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm134
  • Hôm nay70,813
  • Tháng hiện tại876,796
  • Tổng lượt truy cập90,940,189
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây