Thoát nghèo nhờ “bà đỡ” chính sách
Cán bộ ngân hàng đang làm thủ tục vay vốn chính sách cho người dân. Ảnh: I.T
2,2 triệu lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn tín dụng ưu đãi, với doanh số cho vay đạt gần 45 nghìn tỷ đồng Tính từ năm 2011 đến nay |
Nhìn ngôi nhà khang trang của ông Hà Quang Diện, thôn Vực Tuần 1, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn (Yên Bái) không ai nghĩ rằng chỉ cách đây chưa đầy 10 năm, gia đình ông vẫn sống căn nhà tre tạm bợ. Tài sản quý giá nhất của hai vợ chồng lúc đó chỉ là cái xe đạp và sức khoẻ. Nhưng dù vợ chồng ông có chăm chỉ đến thế nào, cũng chỉ đủ đắp đổi qua ngày.
Năm 2008, ông vay 10 triệu của NH CSXH để đầu tư nuôi trâu sinh sản, kết hợp với chăn nuôi lợn, gà. Lấy ngắn nuôi dài, vợ chồng ông vừa chăm chỉ làm ruộng nương để lấy lương thực. Một phần để ăn, một phần để bán. Bao nhiêu tiền ông lại gom góp để đầu tư mở rộng mô hình chăn nuôi. Qua 4 năm, từ 2 con trâu ban đầu thành đàn trâu 4 con, chưa kể lợn gà. Ông không những trả được tiền nợ ngân hàng mà còn tiếp đầu tư sản xuất.
Năm 2013, ông lại vay vốn chương trình tín dụng hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn với số tiền 30 triệu đồng. Tận dụng diện tích đồi rừng gần nhà, ông đã mua thêm trâu sinh sản, đàn dê 10 con, phát triển đàn lợn và mở cửa hàng buôn bán nhỏ. Đến nay, gia đình ông Diện đã có 8 con trâu, 30 con dê, đàn lợn 20 con, gần 1.000 con gà, vịt cùng ao thả cá trê phi và một cửa hàng buôn bán nhỏ. Mỗi năm, tổng thu nhập của gia đình ông cũng lên tới 150 triệu đồng.
Ông Diện tâm sự: “Nhờ có nguồn vốn vay ưu đãi từ NH CSXH huyện Văn Chấn mà gia đình tôi mới có điều kiện đầu tư chăn nuôi để phát triển kinh tế gia đình. Nếu không có nguồn vốn vay này tôi cũng không biết đến bao giờ gia đình mình mới thoát nghèo và vươn lên làm giàu như ngày hôm nay”.
“Phủ sóng” khắp các thôn, bản
Uỷ viên Bộ Chính trị Nguyễn Văn Bình – Trưởng ban Kinh tế Trung ương, thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, 12 tỉnh Tây Bắc và 21 huyện phía Tây của hai tỉnh Thanh Hoá và Nghệ An đã quan tâm hỗ trợ NH CSXH về trụ sở, phương tiện, trang thiết bị làm việc và ủy thác nguồn vốn cho NH CSXH, với tổng giá trị hỗ trợ đạt trên 116 tỷ đồng; trong đó, bổ sung nguồn vốn ủy thác cho vay 91 tỷ đồng ủy thác sang NH CSXH (bằng 46% nguồn vốn bổ sung trong hơn 5 năm qua của toàn vùng). Từ đó, đã đưa tổng nguồn vốn ngân sách các địa phương ủy thác sang NH CSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay các đối tượng trên địa bàn đến nay là 492 tỷ đồng.
Ông Trương Xuân Cừ - Phó Trưởng Ban chỉ đạo Tây Bắc đánh giá: “Tất cả các thôn, bản, làng quê ở vùng Tây Bắc hiện nay đều có dấu ấn rất lớn của NH CSXH, như việc xây dựng hệ thống công trình cung cấp nước hợp vệ sinh, các công trình phúc lợi, hạ tầng nông thôn. Cùng với đó, đời sống văn hóa, tinh thần cũng được cải thiện hết sức đáng kể, bộ mặt của nông thôn cũng khang trang hơn. Đặc biệt, NH CSXH có những chính sách ưu đãi hết sức thiết thực và mang lại hiệu quả cao, đã giúp ổn định đời sống, sản xuất cho đồng bào, nhất là đối với những hộ nghèo và các đối tượng chính sách”.
Để “phủ sóng” tín dụng đến toàn vùng, NH CSXH đã xây dựng, hoàn thiện mô hình tổ chức màng lưới đến tất cả các tỉnh, huyện và đặc biệt đã xây dựng và duy trì hoạt động thường xuyên 2.530 điểm giao dịch xã; phối hợp với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và chính quyền các địa phương thành lập 38.300 Tổ tiết kiệm và vay vốn ở các thôn, bản, qua đó chuyển tải 44.917 tỷ đồng cho trên 2,2 triệu lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn phát triển kinh tế ngay tại địa bàn mình sinh sống.
“Với cách thức tổ chức này, hộ nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi trực tiếp tại địa bàn sinh sống một cách thuận lợi; các tổ chức đoàn thể thu hút được hội viên, quan hệ giữa người dân với chính quyền và ngân hàng ngày thêm gắn bó. Giao dịch trực tiếp tại xã là cách làm sáng tạo, thân thiện, gần dân; giúp người nghèo tiếp cận chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước một cách nhanh nhất, thuận lợi nhất với chi phí thấp nhất” - ông Nguyễn Quang Hải - Phó Chủ tịch UBND huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu khẳng định.
Tại Hội nghị, Ban tổ chức đã biểu dương, khen thưởng đối với 20 tập thể và 26 cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn Tây Bắc giai đoạn 2011-2015.
Ông Lại Xuân Môn - Chủ tịch T.Ư Hội Nông dân Việt Nam: Ông Dương Quyết Thắng - Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam: |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã