Anh Nguyễn Duy Ba (ngoài cùng bên trái) thực hiện bảo dưỡng máy móc, chuẩn bị cho vụ nuôi tôm thứ 3 trong năm nay. |
Kể về buổi đầu lập nghiệp, anh Ba chia sẻ: “Năm 2004, gia đình tôi chuyển từ Hà Tây về Quảng Yên sinh sống. Nhận thấy tiềm năng kinh tế trong phát triển nghề nuôi tôm tại địa phương, càng tìm hiểu về kỹ thuật nuôi tôm, tôi càng thêm hứng thú và quyết tâm vươn lên làm giàu bằng nghề này. Gia đình tôi vay vốn ngân hàng và tranh thủ sự ủng hộ của anh em, bạn bè để đầu tư đắp bờ, cải tạo đầm tôm với phương thức nuôi quảng canh...".
Qua thời gian vừa học, vừa làm, vừa đúc rút kinh nghiệm, anh Ba hiểu được đặc thù của việc nuôi tôm thẻ chân trắng chịu ảnh hưởng rất nhiều vào nguồn nước và sự biến đổi của thời tiết. Ví dụ như vào khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 8 âm lịch hằng năm, nước ở khu vực Yên Giang không còn đủ độ mặn phù hợp để con tôm phát triển tốt, vì vậy anh khắc phục bằng cách đào ao tích nước mặn từ đầu năm để có nguồn nước nuôi tôm ổn định quanh năm. Nhờ thực hiện đúng kỹ thuật về chăm sóc tôm, phòng trừ dịch bệnh, bảo đảm nguồn nước; đồng thời kiên trì ngày đêm trên đầm không quản nắng mưa, nghề nuôi tôm đã mang lại thu nhập ổn định cho gia đình. Anh từng bước trang trải được nợ nần, bắt đầu có lãi, khiến anh càng vững tin hơn vào công việc của mình.
Quạt "lông nhím" do anh Nguyễn Duy Ba chế tạo. |
Năm 2011, từ kinh nghiệm đúc rút thực tế và những kiến thức khoa học kỹ thuật mới, anh Ba chuyển đổi phương thức sang nuôi công nghiệp. Ngoài 5ha đầm của gia đình đang sản xuất, anh thuê thêm gần 4ha để cải tạo, mở rộng quy mô đầm nuôi tôm. Anh tiếp tục vay vốn để đầu tư thiết bị máy móc: Máy cho ăn, quạt sục nước, máy phát điện, bơm công suất cao… Đặc biệt, anh chủ động nghiên cứu, chế tạo thành công quạt "lông nhím" để áp dụng vào đầm tôm của mình. Anh cho biết: "Việc chế tạo quạt lông nhím đơn giản, chi phí mua nguyên vật liệu và bảo hành rất tiết kiệm, nông dân hoàn toàn có thể tự sửa chữa nếu xảy ra sự cố. Tuy nhiên, quạt "ông nhím tạo dòng chảy rất mạnh, khiến cho nước đầm dễ bị vẩn đục. Tôi khắc phục bằng cách lót bạt dưới đáy đầm, như vậy nước luôn sạch, việc sục rửa cũng rất thuận tiện". Sáng tạo này của anh giúp năng suất công việc tăng gấp nhiều lần. Anh tư vấn, chia sẻ, để người nuôi tôm trong vùng cùng ứng dụng.
Hiện đầm tôm của gia đình anh tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động địa phương với thu nhập gần 5 triệu đồng/tháng; gần 10 lao động thời vụ để xúc rửa, cải tạo đầm sau mỗi vụ thu hoạch. Từ cuối năm 2015 đến nay, gia đình anh còn làm đại lý phân phối giống tôm thẻ chân trắng và thức ăn nuôi tôm cho các hộ nuôi trong vùng. Anh Nguyễn Duy Ba là một trong những hộ sản xuất kinh doanh giỏi được phường và thị xã tặng giấy khen giai đoạn 2014-2017.
Tác giả bài viết: Hoàng Giang
Nguồn tin: baoquangninh.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã