Cố nhiếp ảnh gia Võ An Ninh là người đã ghi lại bằng hình ảnh sự bi thảm của nạn đói năm 1945 ở Việt Nam nhiều nhất.
Từ năm 1991-1993 trong quá trình đi điều tra thực địa và gom nhặt tư liệu cho cuốn sách “Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam- những chứng tích lịch sử”, ông Nguyễn Quang Ân- Nguyên trưởng phòng Tư liệu, Viện Sử học Việt Nam đã gặp gỡ, trò chuyện, và làm việc rất nhiều ngày với cố nhiếp ảnh gia Võ An Ninh. Tại khách sạn Quân đội, cố nhiếp ảnh gia Võ An Ninh đã chỉ vào từng bức ảnh, kể lại từng câu chuyện đã chứng kiến, đã chụp trên những bức ảnh để ông Nguyễn Quang Ân ghi âm và chép lại.
Ông Nguyễn Quang Ân cho biết, “Cụ Võ An Ninh đã đưa chúng tôi đến cả những địa điểm nơi cụ đã từng chụp các bức ảnh. Đó là chợ Hàng Da- nơi có người phụ nữ có ngắc ngoải sống mà vẫn bị mang đi chôn. Đó là chỗ quán chợ nơi có cả gia đình đã chết. Chúng tôi cũng đến cả cột mốc của tỉnh Thái Bình- nơi nạn đói diễn ra thảm khốc nhất. Chúng tôi đã đi nhiều nơi, ghi chép lại nhiều câu chuyện… Vô cùng xót xa!”.
Ông Nguyễn Quang Ân cũng cho biết, trong quá trình làm việc, cố nhiếp ảnh gia Võ An Ninh đã tặng ông nhiều bức ảnh chụp về nạn đói- trong đó có những bức ảnh ông chưa từng sử dụng và công bố. Ông Nguyễn Quang Ân đã cho phép phóng viên Dân trí quyền được đăng tải những bức ảnh này, để thế hệ sau có thể có được cái nhìn rõ nét hơn nữa về sự thảm khốc của nạn đói đã diễn ra từ cuối năm 1944 đến tháng 5/ 1945 ở Việt Nam.
Những dòng chữ cố nhiếp ảnh gia Võ An Ninh đã viết trên cuốn album gồm các bức ảnh về nạn đói mà nhiếp ảnh gia tặng lại cho ông Nguyễn Quang Ân. "Gửi bạn Nguyễn Quang Ân ngày lên đường vào Sài Gòn. Hà Nội ngày 1/11/1994. Võ An Ninh"
Dẫu đã qua 70 năm, nhưng nỗi đau của nạn đói năm 1945 vẫn còn đây, trong từng bức ảnh, và không thể nguôi ngoai.
Dưới đây là những bức ảnh chưa từng công bố, và những bức ảnh ít người biết về Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam:
Bức ảnh này chụp những người phụ nữ không mảnh vải che thân đang mò cua bắt ốc kiếm miếng ăn qua ngày
Những đứa trẻ đói khát
Những đứa trẻ ở trại tế bần
Người chết đói vật vờ dưới nắng ở chợ Hàng Da
Nhặt từng hạt gạo rơi vãi trên đường
"Chỉ có thể nói, nạn đói đã diễn ra vô cùng bi thảm"- ông Nguyễn Quang Ân chia sẻ.
Nạn đói khiến người ta không thể phân biệt được đâu là đàn ông, đâu là phụ nữ
Nhà sử học Nguyễn Quang Ân (bìa phải)- Nguyên trưởng phòng Tư liệu, Viện sử học Việt Nam làm việc cùng với cố nhiếp ảnh gia Võ An Ninh (bìa trái) năm 1993.
Các nhà sử học Việt Nam trong đó có nhà sử học Dương Trung Quốc (giữa) và ông Nguyễn Quang Ân (bìa phải) tại cột mốc Thái Bình- nơi đã diễn ra nạn đói kinh hoàng nhất. Và cũng là nơi có bức ảnh nổi tiếng đã chụp của cố nhiếp ảnh gia Võ An Ninh
Cố nhiếp ảnh gia Võ An Ninh làm việc cùng các nhà sử học Việt Nam và Nhật Bản. Cố nhiếp ảnh gia Võ An Ninh đã đưa các nhà sử học đến từng nơi ông đã chụp ảnh và kể từng câu chuyện kinh hoàng về nạn đói mà ông đã chứng kiến
Nghe những câu chuyện của nhiếp ảnh gia Võ An Ninh, nhiều nhà sử học của cả Việt Nam và Nhật Bản đều không cầm được nước mắt.
Theo Dantri.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã