Học tập đạo đức HCM

Bắc Ninh phát triển chăn nuôi hàng hóa

Chủ nhật - 15/01/2017 06:46
Tập trung thành từng vùng, ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi đang là hướng đi đúng đắn, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân ở Bắc Ninh.

Nhiều nông dân không chỉ thoát nghèo mà còn lãi thu tiền tỷ từ chăn nuôi.
 

Hướng đi đúng đắn

Theo Chi cục Chăn nuôi và thú y Bắc Ninh, năm 2016 tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng của tỉnh đạt 93.722,5 tấn. Giá trị sản xuất chăn nuôi theo giá so sánh 2010 ước đạt 3.439 tỷ đồng. Kết quả chăn nuôi gia súc, gia cầm tăng hơn so với năm 2015, cụ thể đàn trâu bò 35.000 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng 2.473 tấn; đàn lợn 418.278 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng 74.023 tấn; đàn gia cầm 4,79 triệu con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 17.226,5 tấn; sản lượng trứng gia cầm 212 triệu quả.

10-43-51_nh-3-12
Gia đình ông Minh thu lãi hàng trăm triệu đồng/năm từ nuôi lợn công nghệ cao

10-43-51_nh-3-12


 

 

Một thành công lớn khác mà tỉnh đạt được là vấn đề dịch bệnh. Nhờ chính sách hỗ trợ vắc-xin, thực hiện chương trình tiêm phòng, giám sát rất tốt nên đàn vật nuôi không xảy ra dịch lớn, nếu có thì nhỏ lẻ, không đáng kể.

Thời gian tới, Chi cục sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng các loại vật tư phục vụ sản xuất, đặc biệt là kiểm soát chặt chẽ chất lượng giống vật nuôi, thức ăn, các chất cấm và kháng sinh sử dụng trong chăn nuôi, xử nghiêm những trường hợp vi phạm.

Kiểm tra, đôn đốc các địa phương, các cơ sở chăn nuôi triển khai thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ, các đề án, dự án về chăn nuôi, nhất là công tác tuyên truyền, phổ biến. Tiếp tục đôn đốc thành phố, các huyện, thị xã triển khai, thực hiên đề án “Phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020”.

Bà Nguyễn Thị Hồng Minh, Chi cục phó Chi cục Chăn nuôi và thú y Bắc Ninh chia sẻ: “Ngành chăn nuôi của tỉnh đang phát triển nhờ các chính sách hỗ trợ mà nhiều nông hộ, trang trại đi đầu đã thành công. Người dân đã nhìn thấy hiệu quả của kinh tế trang trại và làm theo”.
 

Giàu lên

Để “mắt thấy tai nghe” trước những đột phá, bước tiến trong chăn nuôi ở Bắc Ninh, chúng tôi tìm đến gia đình chị Nguyễn Thị Thu ở xã Cảnh Hưng (huyện Tiên Du).

Chị Thu có kinh nghiệm 20 năm trong nghề nuôi bò sữa. Được kế thừa kinh nghiệm, cơ ngơi của nhà chồng để lại, anh chị phất lên như diều gặp gió. Trang trại nhà chị Thu có diện tích 9.360m2, với 5.400m2 trồng cỏ thức ăn cho 12 con bò sữa (8 con đang cho sữa và 4 con bê). Hàng ngày gia đình chị cung cấp cho thị trường 1,5 tạ sữa.

10-43-51_nh-1-23
Mô hình nuôi bò sữa mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình chị Thu
 

Chị Thu chia sẻ: “Tôi thấy nuôi bò sữa cho thu nhập rất đều. Có tháng giá sữa cao, gia đình chúng tôi có thể thu tới 30 - 40 triệu đồng tiền lãi, còn trung bình cũng 15 - 20 triệu đồng/tháng. Nuôi bò sữa rất nhàn, vừa chơi vừa làm một người cũng có thể chăm được chục con bò”.

Theo chị Thu, chăn nuôi bò sữa không phải đầu tư nhiều, lại cho thu nhập đều, dễ chăm sóc. Thức ăn thì đơn giản chủ yếu là cỏ, có bổ sung thêm ngô và tinh bột. Thị trường thì ổn định, nhu cầu về sữa lớn.

Rời trang trại bò sữa của chị Thu, chúng tôi đến trang trại lợn của ông Lê Đắc Minh cũng ở trên địa bàn. Chúng tôi đến đúng lúc, ông Minh đang tất bật chăm sóc đàn lợn. Ông Minh đang nuôi 150 con lợn thịt, trong đó 10 con lợn nái. Trang trại có diện tích 1.900m2 với tổng chi phí đầu tư khoảng 700 triệu đồng áp dụng sản xuất công nghệ cao. Theo ông, làm theo hướng này chi phí cao nhưng xoay vòng vốn nhanh, qua 2 năm ông đã đã kiếm gần lại được tiền đầu tư rồi.

Trang trại của ông Minh xuất chuồng 2 lứa/năm, với sản lượng thịt hơi lên tới 10 tấn. Năm trước trừ mọi chi phí ông thu về trên 300 triệu đồng.

Ông Nguyễn Hữu Trượng, PGĐ Sở NN-PTNT tỉnh Bắc Ninh đánh giá: “Những năm qua, nhờ có những chủ trương và định hướng phát triển chăn nuôi đúng, các chích sách hỗ trợ được ban hành kịp thời. Công tác phòng, chống dịch được triển khai thực hiện tốt nên sản xuất chăn nuôi của tỉnh phát triển ổn định, tạo việc làm cho nhiều lao động, nhất là lao động ở các vùng nông thôn, với thu nhập bình quân từ 4 - 6 triệu đồng/tháng. Nhiều trang trại chăn nuôi doanh thu đạt hàng tỷ đồng/năm và không ít hộ đã làm giàu”.

 

Theo TRẦN HỒ - DƯƠNG TRƯỜNG
Nguồn: NNVN
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập246
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại804,527
  • Tổng lượt truy cập90,867,920
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây