Học tập đạo đức HCM

Bí thư Thăng đi ca nô khảo sát hồ thủy nông lớn nhất nước

Chủ nhật - 12/02/2017 08:54
Ông Đinh La Thăng cùng đoàn công tác Thành ủy TP.HCM đã đi ca nô khảo sát hồ Dầu Tiếng – Phước Hòa ở tỉnh Tây Ninh.

Sáng 12.2, ông Đinh La Thăng, Bí thư Thành uỷ TP.HCM đã dẫn đầu đoàn công tác của TP đi khảo sát và làm việc với Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Dầu Tiếng – Phước Hòa ở tỉnh Tây Ninh.

 bi thu thang di ca no khao sat ho thuy nong lon nhat nuoc hinh anh 1

Ông Đinh La Thăng cho rằng vận hành tốt hồ Dầu Tiếng – Phước Hòa cũng chính là đảm bảo an toàn cho TP.HCM và vùng hạ du.

 bi thu thang di ca no khao sat ho thuy nong lon nhat nuoc hinh anh 2

Ông Thăng cùng đoàn công tác đi ca nô khảo sát hồ Dầu Tiếng – Phước Hòa.

Tại buổi làm việc, người đứng đầu Thành ủy TP.HCM cho rằng hồ Dầu Tiếng – Phước Hòa là công trình quan trọng quốc gia, không chỉ là an ninh nguồn nước mà vận hành hồ tốt còn đảm bảo an toàn cho TP.HCM và vùng hạ du sông Sài Gòn.

Ông Thăng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với công ty điều chỉnh quy lại quy chế vận hành và căn cứ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng để có đầu tư, sửa chữa kịp thời. Đồng thời áp dụng công nghệ hiện đại trong dự báo mực nước dâng vì dự báo sai thì sẽ gây ngập cho vùng hạ du, trong đó có TP.HCM. “Dự báo ở đây không phải theo mùa mà phải dự báo cả năm, để đảm bảo tốt nhất, an toàn nhất, cố gắng gắn với dự báo biến đổi khí hậu”, ông Thăng nói.

Người đứng đầu Thành ủy TP.HCM đề nghị khai thác cát phải đảm bảo theo đúng quy hoạch, kế hoạch. Cần quản lý chặt chẽ môi trường trong lòng hồ, kiểm tra rà soát nhân dân đang sinh sống xung quanh lòng hồ và các doanh nghiệp khu vực lân cận để đảm bảo môi trường vì dễ gây ra tình trạng vứt rác xuống lòng hồ.

Còn đối với UBND TP.HCM, ông Đinh La Thăng đề nghị khởi động lại dự án đường ống nước nối từ hồ Dầu Tiếng về nhà máy nước ở TP.HCM bằng cách kêu gọi xã hội hóa đầu tư. UBND TP cũng cần có kế hoạch và đề án hàng năm thả cá để người dân sinh sống được, cá có giá trị bán được giá như cá lăng.

Về vấn đề Việt kiều từ Campuchia về sinh sống gần hồ, ông Thăng đề nghị tỉnh Tây Ninh có giải pháp căn cơ và thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng, đồng thời báo cáo Thủ tướng và các bộ ngành liên quan.

 bi thu thang di ca no khao sat ho thuy nong lon nhat nuoc hinh anh 3

Tỉnh Tây Ninh đang tiến hành di dời những hộ Việt kiều từ Campuchia về sinh sống bên hồ Dầu Tiếng để đảm bảo đời sống cũng như nước trong hồ không bị ô nhiễm rác thải sinh hoạt.

Bí thư Thành ủy TP.HCM ủng hộ công ty và tỉnh Tây Ninh vận hành an toàn hồ Dầu Tiếng – Phước Hòa đồng thời giúp cho TP có nguồn nước sạch và ngăn chặn tình trạng xâm nhập mặn vào mùa khô.

Trước đó ông Thăng cùng đoàn công tác Thành ủy TP.HCM đã đi ca nô khảo sát thực tế một số hạng mục công trình hồ Dầu Tiếng gồm tràn xã lũ, đập chính và cống lấy nước số 1 cấp nước cho kênh Đông phục vụ cấp nước nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt cho các tỉnh Tây Ninh, Long An và TP.HCM.

Theo công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Dầu Tiếng – Phước Hòa thì hệ thống công trình thủy lợi Dầu Tiếng – Phước Hòa tại xã Phước Minh, huyện Dương Minh Châu tỉnh Tây Ninh là hệ thống thủy nông có quy mô lớn nhất nước ta hiện nay. Công trình thủy lợi Dầu Tiếng – Phước Hòa được xây dựng từ năm 1981 và đưa vào vận hành khai thác năm 1985 bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng thế giới (WB). Hồ Dầu Tiếng – Phước Hòa có dung tích 1,58 tỷ m3 nước, diện tích mặt hồ 270km2, cấp nước cho 5 tỉnh gồm Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Long An và TP.HCM.

Ngoài ra hồ Dầu Tiếng – Phước Hòa còn góp phần đẩy mặn, hỗ trợ tạo nguồn tưới tiêu cho 28800ha ven sông Sài Gòn và hơn 32 000ha văn sông Vàm Cỏ Đông, đồng thời cắt giảm lũ, ngăn chặn xâm nhập mặn.

Tác giả bài viết: Hứa Phương

Nguồn tin: danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập154
  • Hôm nay34,477
  • Tháng hiện tại979,541
  • Tổng lượt truy cập91,042,934
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây