Học tập đạo đức HCM

Biến ruộng vườn thành điểm du lịch: Nông dân được ăn cả "hai mang"

Thứ ba - 01/05/2018 22:05
Không có nhiều điều kiện thuận lợi để canh tác nông nghiệp đại trà như các vùng trọng điểm nông nghiệp trong toàn quốc, nông nghiệp Quảng Ninh xác định hướng phát triển là ứng dụng công nghệ cao (CNC), tăng hàm lượng khoa học vào sản xuất; kết hợp đưa nông nghiệp công nghệ cao trở thành điểm du lịch hấp dẫn. Nông sản trở thành sản phẩm du lịch khi vừa là hàng hóa, vừa là sản phẩm lưu niệm.

Đầu tư đồng bộ

Từ một làng hoa truyền thống với các vườn hoa nhỏ lẻ, giờ đây huyện Hoành Bồ đã xây dựng được vùng chuyên canh hoa với các cơ sở liên kết sản xuất, tổ hợp tác của nông dân; các trang trại sản xuất hoa của các doanh nghiệp. Công nghệ sản xuất cũng phát triển từ việc trồng theo kinh nghiệm là chính làm lên các mô hình ứng dụng CNC, kỹ thuật mới, hiện đại. Các khu sản xuất được đầu tư đồng bộ từ hệ thống nhà lưới màng kín, hệ thống quạt gió, máy tăng, giảm nhiệt độ cho đến các thiết bị điện, lọc nước tưới…

 bien ruong vuon thanh diem du lich: nong dan duoc an ca 'hai mang' hinh anh 1

  Người dân vùng chè Quảng Long (huyện Hải Hà) trồng chè theo quy trình VietGAP.  Ảnh: N.Q

Ông Phạm Ngọc Thủy - Giám đốc Sở Du lịch Quảng Ninh cho rằng: Vấn đề đặt ra là phải triển khai được các mô hình nông nghiệp cao, có hàm lượng khoa học công nghệ thực sự, đạt các tiêu chí đề ra, hài hòa, bổ trợ cho nhau trên cả lĩnh vực kinh tế nông nghiệp và du lịch, dịch vụ. Có như vậy thì mô hình nông nghiệp công nghệ cao gắn với du lịch mới phát triển bền vững.

Như Trang trại hoa Tín Phát, đã lắp đặt hàng loạt máy cảm biến để thu nhận các thông số về độ ẩm không khí, đất đai, nhiệt độ, nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng; Công ty CP Phát triển Agri - tech áp dụng công nghệ nhân giống vô tính invitro từ ngồng hoa, thay cho phương pháp gieo hạt hữu tính, ứng dụng quy trình công nghệ nhân giống hoa lan bằng phương pháp nuôi cấy mô với hệ số nhân tăng gấp nhiều lần phương pháp truyền thống.

Chính nhờ đó, diện tích trồng hoa ở Hoành Bồ mở rộng không ngừng, từ 30ha (năm 2010) nay đã đạt trên 80ha. Mỗi năm, Hoành Bồ cung ứng ra thị trường 20 triệu bông hoa, đáp ứng 80% nhu cầu hoa của người dân trên địa bàn huyện và TP.Hạ Long.

Từ lợi thế của cây hoa, đầu năm 2016, HTX Nông dược xanh Tinh Hoa đã tiên phong đưa dự án Khu du lịch sinh thái “Thiên đường hoa Quảng La” vào hoạt động. Dự án có quy mô 25ha, trồng cây ăn quả kết hợp trồng cây dược liệu dưới tán, cánh đồng hoa đa sắc; xưởng sơ chế dược liệu… Thiên đường hoa Quảng La nhanh chóng trở thành điểm nhấn của du lịch Hoành Bồ, mục tiêu trở thành môi trường giáo dục hoàn toàn tự nhiên và an toàn kết hợp không gian vui chơi, học tập đa dạng cho trẻ em và cả gia đình.

Năm 2017, huyện Hoành Bồ lần đầu mở hội hoa xuân, thu hút gần 10.000 lượt khách đến tham quan, thưởng lãm. Huyện Hoành Bồ cũng lấy hội hoa xuân là hoạt động thường niên với quy mô năm sau lớn hơn năm trước. Năm 2018, huyện Hoành Bồ gắn kết lễ hội hoa với việc giới thiệu, kết nối tiêu thụ gần 20 nông sản của địa phương, là sản phẩm OCOP, thu hút gần 20.000 lượt du khách.

Các hoạt động này không chỉ góp phần tôn vinh sản phẩm hoa Hoành Bồ mà cả những nông sản khác trên địa bàn, đồng thời đẩy mạnh phát triển du lịch, tạo nền tảng để nâng cao giá trị trên một diện tích sản xuất, giúp nâng cao thu nhập cho người dân, doanh nghiệp.

Nhiều khu sản xuất CNC được hình thành

Đến thời điểm này, sản xuất nông nghiệp CNC trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã định hình được một số khu vực, như: Hồng Thái Tây (TX.Đông Triều); vùng trồng hoa huyện Hoành Bồ; khu nuôi tôm thương phẩm của Tập đoàn BIM và khu phức hợp sản xuất tôm giống, nuôi tôm thương phẩm của Tập đoàn Việt Úc tại huyện Đầm Hà; mô hình trồng chè ở huyện Hải Hà; mô hình trồng na, vải tại TX.Đông Triều, TP.Uông Bí theo mô hình VietGAP…

Theo ông Phạm Ngọc Thuỷ - Giám đốc Sở Du lịch Quảng Ninh, các mô hình nông nghiệp CNC ngày càng phát triển theo chiều sâu, giàu hàm lượng khoa học công nghệ trong từng sản phẩm, sản xuất gắn với bảo vệ môi trường, tạo thành các vùng canh tác có chất lượng tốt và an toàn, từ đó trở thành điểm đến hấp dẫn đối với cả người có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm cũng như người thích trải nghiệm, tham quan.

Nông sản ở những vùng này vừa là hàng hóa tiêu dùng, vừa là sản phẩm lưu niệm, là một loại tài nguyên du lịch. Đây là cơ sở để các mô hình sản xuất nông nghiệp CNC gắn với hoạt động du lịch, dịch vụ, nâng cao giá trị trên diện tích canh tác từ cả hoạt động sản xuất nông nghiệp lẫn dịch vụ, du lịch.

Theo Dân Việt

 Tags: nông nghiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập266
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại734,542
  • Tổng lượt truy cập90,797,935
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây