Anh Phạm Bá Trọng đang tạo thế dáng bay cho cây bon sai
Sau khi tốt nghiệp trường đại học chuyên ngành thể thao, anh Phạm Bá Trọng, trú phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu (TP. Đà Nẵng) về làm thầy giáo tại một trường cấp 3 trên địa bàn. Được một thời gian, năm 2008, thầy giáo Trọng quyết định chia tay với nghề dạy học, về nhà làm nông dân trồng cây cảnh. “Khi tôi nghỉ dạy thì nhiều người cũng bất ngờ, không ai nghĩ mình rẽ hướng theo nghề nông này”, anh Trọng chia sẻ.
Anh Trọng cho biết làm nghề gì cũng có cái duyên. “Mình đam mê cây cảnh từ nhỏ. Hồi lớp 6 mình đã tập tành làm cây cảnh. Tình cờ khi ra trường đi dạy, thầy hiệu trưởng trường nơi tôi dạy học cũng yêu cây cảnh nên ngoài giờ giảng, gần như 2 thấy trò đều dành thời gian cho cây cảnh...
Lúc đó, cứ nghĩ làm cho vui, và thầy hiệu trưởng có nói với mình 1 câu "Em có tiềm năng đối với nghề cây cảnh. Trong một tháng em làm sao kiếm cho được một cây, 10 năm sau sẽ có cả vườn cây. Nghĩ lại mà đúng...", anh Phạm Bá Trọng nhớ lại. Theo anh Trọng, thời gian đầu, đồng lương anh làm về chủ yếu lo cho gia đình. Lúc đó, tiền không có, anh dành dụm hoặc có khoản ngoài nào là đề dành mua cây cảnh hết. "Đầu tiên mình mua mấy cây phôi bán ven đường giá mấy chục ngàn đồng về chăm sóc, tạo dáng, uốn nắn, thời gian sau mình bán lại vài trăm ngàn đến vài triệu đồng…Từ đó, mình tích góp dần lên”, anh Trọng kể lại.
Cây xanh dáng song thụ được định giá trên 300 triệu đồng tại vườn của nguyên thầy giáo Phạm Bá Trọng.
Đến năm 2012, anh Trọng bắt đầu gầy dựng vườn cây cảnh riêng của mình. Đầu tiên anh thuê 70m2 đất để phát triển vườn cây, anh trồng các loại cây bon sai. “Mình không có vốn, không đủ sức chơi những cây đại kiểng, nên chơi những cây nhỏ. Thế là mình bắt tay vào trồng cây con, chăm sóc, tự tạo dáng tạo thế cho cây. Trong quá trình làm mình tự tìm tòi học hỏi, mua một cây về tự tạo dáng, tạo thế, nếu chưa được thì làm cho tới khi được mới thôi. Rồi nếu tạo không được mình đến các vườn họ làm rồi thì mình học hỏi thêm dần dần lên”, anh Phạm Bá Trọng chia sẻ quan niệm.
Ngoài vườn cây cảnh riêng, hiện anh Phạm Bá Trọng còn góp vốn mở rộng vườn cây lên 3.000m2 với nhiều loại cây cảnh bon sai các loại được ưa chuộng như linh sam, hải châu...có giá trị kinh tế từ 3 triệu đồng lên đến trên 300 triệu đồng. ,Anh Trọng cho biết, hện mỗi năm, từ cây cảnh sau khi trừ chi phí gia đình anh có thu nhập trên 200 triệu đồng/năm.
“Trồng bon sai không khó nếu biết chăm sóc. Tuy nhiên đối với cây bon sai cần phải thường xuyên theo dõi, tỉ mỉ chăm sóc, nếu bỏ bê cây sẽ bị phá thế ngay. Nghệ thuật muôn màu muôn vẻ, tùy cây tạo dáng chứ không bắt buộc cây vào 1 thế quá đáng nào. Khi tạo thế cây nên hướng về nét tự nhiên…”, anh Trọng chia sẻ kinh nghiệm và cho biết, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, tạo điều kiện có những có tinh thần đam mê cây cảnh.
Theo Kim Oanh/ Dân Việt
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã