Học tập đạo đức HCM

Bỏ trồng lúa để nuôi cá, trồng cỏ voi

Thứ hai - 23/11/2015 10:37
Mặc dù đất quy định để trồng lúa, nhưng vài năm qua nhiều nông dân TP.HCM đã không trồng lúa trên diện tích đó mà chuyển sang nuôi, trồng các loại cây, con khác.

Nông dân ở Tân Thạnh Đông (Củ Chi, TP.HCM) đang ồ ạt lấy đất lúa để trồng cỏ nuôi bò.

Ruộng lúa biến thành ao cá, đồng cỏ

Lão nông Lê Văn Sự (ấp 3, Tân Nhựt, Bình Chánh), dù tuổi đã cao nhưng hằng ngày vẫn cùng con trai Lê Quốc Tuấn đẩy xe cút kít chất đầy thức ăn cho cá ra ao nuôi. Vài năm trước, ông Sự đã biến 4 công (4.000m2) đất ruộng lúa thành ao nuôi cá. “Lúc ấy ruộng sâu nên cấy mạ bao nhiêu chết bấy nhiêu. Bực mình, tôi cho đào ao nuôi cá” - ông nói.

Giờ với 4 công mặt nước, mỗi năm ông Sự thu hoạch được hơn chục tấn cá tra, phi, mè…, lời khoảng 100 triệu đồng. Theo ông Sự, nuôi cá cũng có lúc thắng, lúc thua, nhưng tính chung vẫn lời gấp chục lần trồng lúa. “Giờ ở đây, đất lúa người ta chuyển sang đào ao nuôi cá hết rồi. Như con gái tôi cũng vừa đào 2 công đất làm ao nuôi cá” - ông Sự cho biết.

Hiện huyện Bình Chánh còn gần 3.000ha đất trồng lúa, năng suất bình quân 3,7 tấn/ha. Theo ông Thái Thành Tâm – Chủ tịch Hội Nông dân huyện, những năm qua, diện tích đất lúa trên địa bàn giảm khá nhanh, do nông dân chuyển sang canh tác, chăn nuôi những loại cây, con có giá trị kinh tế cao hơn. Sở dĩ có điều này là do sản xuất lúa không thuận lợi về thổ nhưỡng, thủy nông, lại manh mún nên khó áp dụng cơ giới hóa, dẫn đến năng suất lúa không cao.

Trong khi đó, tại ấp 6, xã Tân Thạnh Đông (huyện Củ Chi), nông dân nuôi bò sữa đã biến cánh đồng trồng lúa 60 - 70ha thành cánh đồng cỏ voi. Anh Nguyễn Văn Dũng đang nuôi bò sữa tại đây cho biết, trồng lúa thua lỗ, trong khi cần cỏ cho bò sữa ăn nên bà con đã lấy đất lúa trồng cỏ. “Thường thì người dân chuyển đất lúa sang trồng cỏ không thông báo hay xin phép chính quyền địa phương. Thấy trồng cỏ lợi hơn trồng lúa nên mặc nhiên chính quyền để dân làm” - anh Dũng nói.

Theo UBND xã Tân Thạnh Đông, hiện khoảng 300ha đất trồng lúa của xã đã chuyển sang trồng cỏ để đáp ứng cho đàn bò sữa hơn 22.500 con.

Ông Dương Văn Minh – Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Củ Chi cho biết, việc nông dân Tân Thạnh Đông bỏ lúa trồng cỏ đã diễn ra nhiều năm nay. Thực tế cho thấy, lợi nhuận từ việc trồng cỏ cho bò ăn cao gấp 5 lần trồng lúa.

Đồng loạt chuyển dịch

 Theo quy hoạch của TP.HCM, đến năm 2020, thành phố vẫn còn khoảng 3.000ha lúa ở ngoại thành, chủ yếu là huyện Củ Chi và Bình Chánh.  

 

Hiện toàn thành phố còn hơn 8.300ha đất lúa, với năng suất khá thấp, bình quân 4,5 tấn/ha. Thậm chí, một số vùng  năng suất chỉ khoảng 2,5 tấn/ha. Theo Sở NNPTNT TP.HCM, thành phố hiện có 56 xã còn trồng lúa, trong đó 8 xã trồng lúa 1 vụ, 19 xã trồng 2 vụ và 29 xã trồng 3 vụ.

Trước thực trạng trên, Chi cục Bảo vệ thực vật (Sở NNPTNT TP.HCM) vừa đề xuất chuyển đổi các diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn, phù hợp với điều kiện địa phương nhằm tăng thu nhập cho nông dân. Theo đó, hàng trăm ha đất lúa ở huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Cần Giờ, Nhà Bè sẽ chuyển sang trồng cỏ, lan, cây ăn quả, rau, củ…

Ông Dương Đức Trọng – Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật TP.HCM cho biết, trong kế hoạch tái cơ cấu nông nghiệp của thành phố theo hướng nông nghiệp đô thị, tất yếu phải bỏ cây lúa cho thu nhập thấp sang cây trồng có thu nhập cao hơn. Quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới ở TP.HCM đã cho thấy sản xuất nông nghiệp trên địa bàn đã chuyển dịch đúng hướng, với nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao như: Nuôi bò sữa, trồng rau an toàn, hoa lan – cây kiểng, cá cảnh…    

Nguồn: danviet
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 633/QĐ-UBND

Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 89/KH-VPĐP

Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025

Báo cáo 56/VPĐP-HCTH

Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập261
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm260
  • Hôm nay56,708
  • Tháng hiện tại326,163
  • Tổng lượt truy cập97,554,344
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây