Ông Phạm Văn Độ - Chủ tịch Hiệp hội cá bống bớp huyện Nghĩa Hưng cho biết, nghề nuôi cá bống bớp có ở địa phương hơn 20 năm nay. Hiện, toàn huyện Nghĩa Hưng có hơn 300 hộ nuôi cá bống bớp với diện tích vài trăm ha trở lên.
Cá bống bớp thương phẩm sau khi thu mua được anh Nguyễn Văn Sơn (ngoài cùng bên trái) thả bể chứa trước khi xuất bán.
Cũng theo ông Độ, tỉnh Nam Định có 3 vùng nuôi thủy sản mặn lợ, nhưng duy nhất huyện Nghĩa Hưng nuôi thành công cá bống bớp tại vùng bãi triều rộng khu vực cửa sông Ninh Cơ và sông Đáy. Nhằm gia tăng giá trị cá bống bớp, các hộ nuôi đã liên kết với nhau theo chuỗi khép kín. Theo đó, chuỗi này được sản xuất an toàn theo hướng VietGAP từ khâu sản xuất cung ứng giống đến khâu nuôi thương phẩm, thu mua, sơ chế và tiêu thụ.
Anh Nguyễn Văn Sơn (trái) đã đầu tư cả tỷ đồng xây hàng trăm bể ương cá giống bớp hiện đại.
Từ nuôi cá bống bớp nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng đã có thu nhập cao.
Tham gia chuỗi bống bớp, 181 hộ nuôi cá thương phẩm, sản xuất cá giống và cơ sở thu mua bống bớp trên địa bàn huyện đã cùng ký cam kết tuân thủ nghiêm quy chế mà hiệp hội cá bống bớp đã đề ra như liên kết hỗ trợ kỹ thuật, giống, vốn và thị trường… Đồng thời, kiên quyết đấu tranh với mọi thủ đoạn gian lận trong sản xuất, kinh doanh và cạnh tranh không lành mạnh.
Hộ dân tham gia chuỗi cá bống bớp trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng thu hoạch cá bống bớp thương phẩm.
Cá bống bớp được đóng vào thùng xốp có đục lỗ thông thoáng đem đi vận chuyển.
Là một trong những hộ dân tham gia chuỗi cá bống bớp, anh Đặng Văn Toàn ở thị trấn Rạng Đông chia sẻ, sở dĩ gọi cá bống bớp là cá đặc sản của địa phương bởi thức ăn của chúng là cá tạp xay nhỏ, không sử dụng cám công nghiệp nên chất lượng thịt rất ngon và lành. Mọi đối tượng như người già, trẻ nhỏ, người gầy yếu suy nhược cơ thể... đều có thể dùng bống bớp như thực phẩm bổ dưỡng.
Cận cảnh cá bống bớp.
Từ lúc ương cá giống đến khi xuất bán thành phẩm cá bống bớp phải mất thời gian 12 – 15 tháng. Chất lượng ngon nhưng giá cá bống bớp phải chăng, dao động từ 240.000 – 300.000/kg. Mỗi kg có từ 10 – 12 con cá bống bớp nên dễ chế biến làm nhiều món ăn nên được người tiêu dùng ưa chuộng.
Ông Trần Xuân Lại – Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm thủy sản (QLCLNLTS) tỉnh Nam Định cho biết, từ đầu năm 2015, Chi cục QLCLNLTS đã khảo sát vùng nuôi, các cơ sở kinh doanh để xây dựng chương trình kiểm soát chất lượng phù hợp với cá bống bớp và hướng dẫn các hộ dân tham gia chuỗi sản xuất, tiêu thụ cá bống bớp thực hiện đúng quy trình sản xuất. Song song với việc hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi cá bống bớp, Chi cục đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh xây dựng nhãn hiệu tập thể "Bống bớp Nghĩa Hưng" và hệ thống quản lý nhãn hiệu tập thể này làm cơ sở cho việc tạo dựng thương hiệu, quản lý chất lượng sản phẩm và phát triển thị trường. Đây cũng là một trong 69 chuỗi nông sản được Bộ NNPTNT xác nhận đạt “Địa chỉ Xanh- Nông sản Sạch”. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã