Học tập đạo đức HCM

Các làng nghề tạo việc làm cho 800.000 lao động

Thứ tư - 01/03/2017 04:32
Theo báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội, trong năm 2016, các làng nghề Hà Nội đã tạo việc làm cho gần 800.000 lao động, giá trị sản xuất đạt gần 14.000 tỷ đồng. Thu nhập bình quân của người lao động ở làng nghề đạt khoảng 35 triệu đồng/người/năm. Đặc biệt, thu nhập của người lao động tại các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Hà Đông... lên đến 50 - 60 triệu đồng/người/năm...

Tuy nhiên, việc phát triển làng nghề hiện nay tại Hà Nội cũng đang gặp không ít thách thức. Đại diện cho làng nghề mộc Phù Yên (huyện Chương Mỹ), ông Nguyễn Chí Điền cho biết: “Hiện, xưởng sản xuất tại làng mộc Phù Yên cũng như các làng nghề khác chủ yếu được xây dựng tại gia đình nên mặt bằng chật hẹp. Trong khi tiền thuê đất trong các cụm công nghiệp cao mà nguồn vốn đầu tư sản xuất kinh doanh chủ yếu là vốn tự có nên khó thuê mặt bằng để mở rộng quy mô”.
 

Theo tìm hiểu của phóng viên NTNN, hiện nay phần lớn các làng nghề ở Hà Nội đều có máy móc, thiết bị sản xuất, song các phương tiện này đều đã cũ, công nghệ lạc hậu. Thêm khó khăn nữa là hệ thống giao thông nhiều nơi còn chật hẹp... ảnh hưởng không nhỏ đến sức cạnh tranh của làng nghề. Đặc biệt, tình trạng ô nhiễm khí, bụi, tiếng ồn, nguồn nước, chất thải rắn... ở một số nơi đã đến mức nghiêm trọng.
 

Nhằm thu hút du khách đến Hà Nội, ngành du lịch đã xây dựng một số tour du lịch làng nghề như gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc… Tuy nhiên, do còn hạn chế về cơ sở vật chất như mặt bằng để xây dựng trung tâm giới thiệu sản phẩm, bãi đỗ xe, khu vệ sinh… nên việc xây dựng tour du lịch làng nghề chưa phát triển như kỳ vọng.
 

Ông Nguyễn Văn Sửu - Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội cho biết: “Để thúc đẩy sự phát triển nghề và làng nghề trong năm 2017, thành phố đã ban hành Kế hoạch số 36/KH-UBND ngày 16.2.2017. Trong đó, chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách về phát triển nghề, làng nghề; đẩy mạnh công tác đào tạo, nhân cấy, truyền nghề; tiếp tục tập trung nguồn vốn hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, thực hiện việc kết nối ngân hàng – doanh nghiệp; tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại để quảng bá sản phẩm... Bên cạnh sự hỗ trợ từ thành phố, tôi cũng đề nghị các làng nghề cần tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật, tạo ra các sản phẩm chất lượng cao. Đồng thời quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường; bố trí mặt bằng giới thiệu, quảng bá sản phẩm làng nghề, gắn việc phát triển làng nghề với phát triển du lịch...”.

 
Theo PV/ Dân Việt
Ảnh minh họa

Tuy nhiên, việc phát triển làng nghề hiện nay tại Hà Nội cũng đang gặp không ít thách thức. Đại diện cho làng nghề mộc Phù Yên (huyện Chương Mỹ), ông Nguyễn Chí Điền cho biết: “Hiện, xưởng sản xuất tại làng mộc Phù Yên cũng như các làng nghề khác chủ yếu được xây dựng tại gia đình nên mặt bằng chật hẹp. Trong khi tiền thuê đất trong các cụm công nghiệp cao mà nguồn vốn đầu tư sản xuất kinh doanh chủ yếu là vốn tự có nên khó thuê mặt bằng để mở rộng quy mô”.
 

Theo tìm hiểu của phóng viên NTNN, hiện nay phần lớn các làng nghề ở Hà Nội đều có máy móc, thiết bị sản xuất, song các phương tiện này đều đã cũ, công nghệ lạc hậu. Thêm khó khăn nữa là hệ thống giao thông nhiều nơi còn chật hẹp... ảnh hưởng không nhỏ đến sức cạnh tranh của làng nghề. Đặc biệt, tình trạng ô nhiễm khí, bụi, tiếng ồn, nguồn nước, chất thải rắn... ở một số nơi đã đến mức nghiêm trọng.
 

Nhằm thu hút du khách đến Hà Nội, ngành du lịch đã xây dựng một số tour du lịch làng nghề như gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc… Tuy nhiên, do còn hạn chế về cơ sở vật chất như mặt bằng để xây dựng trung tâm giới thiệu sản phẩm, bãi đỗ xe, khu vệ sinh… nên việc xây dựng tour du lịch làng nghề chưa phát triển như kỳ vọng.
 

Ông Nguyễn Văn Sửu - Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội cho biết: “Để thúc đẩy sự phát triển nghề và làng nghề trong năm 2017, thành phố đã ban hành Kế hoạch số 36/KH-UBND ngày 16.2.2017. Trong đó, chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách về phát triển nghề, làng nghề; đẩy mạnh công tác đào tạo, nhân cấy, truyền nghề; tiếp tục tập trung nguồn vốn hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, thực hiện việc kết nối ngân hàng – doanh nghiệp; tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại để quảng bá sản phẩm... Bên cạnh sự hỗ trợ từ thành phố, tôi cũng đề nghị các làng nghề cần tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật, tạo ra các sản phẩm chất lượng cao. Đồng thời quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường; bố trí mặt bằng giới thiệu, quảng bá sản phẩm làng nghề, gắn việc phát triển làng nghề với phát triển du lịch...”.

 
Nguồn: Dân Việt
 Tags: lao động

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập378
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm375
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại736,254
  • Tổng lượt truy cập90,799,647
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây