Học tập đạo đức HCM

Cấm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi

Thứ hai - 06/06/2016 09:32
(Người Chăn Nuôi) - Hiệu lực thi hành khả năng sẽ bắt đầu từ năm 2018. Tuy hơi muộn nhưng có thể coi đây là quyết định quan trọng của ngành nông nghiệp trong việc giải quyết dứt điểm vấn nạn nhức nhối này.

Nguy hại rất lớn

Theo Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, mấy tháng đầu năm, đơn vị này đã tiến hành 2 cuộc khảo sát độc lập, kết quả cho thấy tỷ lệ thức ăn chăn nuôi chứa chất cấm nhóm beta-agonist (chủ yếu là Salbutamol, Clenburetol - thuốc được dùng chữa hen suyễn cho người) là 10% và 33% trong thịt heo. Kết quả này đã gây rúng động dư luận. Vấn nạn kháng sinh, chất cấm trong chăn nuôi đã có từ lâu, tuy nhiên sau nhiều năm vào cuộc, tình trạng này không những được cải thiện mà còn trở nên trầm trọng.

cấm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi - chăn nuôi

Nhiều nước trên thế giới đã nói không với kháng sinh trong chăn nuôi - Nguồn:modernfarmer

Trước đó đầu năm 2014, trong đợt lấy mẫu giám sát chất lượng thịt lợn do Chi cục Thú y TP Hồ Chí Minh thực hiện đã phát hiện 13/30 mẫu (chiếm hơn 43%) có hàm lượng kháng sinh Sulfadimidin vượt quy định. Không chỉ vậy, một số kháng sinh khác như Enrofloxacine và Flofennicol cũng bị phát hiện tồn dư trên thịt gà.

Theo nhiều chuyên gia, kháng sinh tồn dư trong thực phẩm rất lớn và rất nguy hại. Người dân ăn thực phẩm mỗi ngày là “ăn” cả kháng sinh, lâu dần dẫn đến đề kháng thuốc, vô cùng nguy hại với sức khỏe của cả quốc gia. Cái khó hiện nay là người tiêu dùng không thể nhận biết được những sản phẩm thực phẩm có tồn dư kháng sinh, chỉ trong chờ vào các nhà khoa học và kết quả phân tích của ngành chức năng. Giải quyết vấn đề này liệu bắt đầu từ người chăn nuôi gia súc, gia cầm đã đủ? Trả lời cho câu hỏi này, xin trích dẫn phát biểu của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát: Phải ngăn chặn tận gốc tình trạng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi; thủy sản; truy xuất từ lò mổ tới cơ sở chăn nuôi, tới nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, các cơ sở nhập khẩu kháng sinh. Như vậy mới cải thiện được vấn đề.

 

Chặn từ gốc

Theo Cục Thú y, từ ngày 15/4/2016, Cục này sẽ tạm dừng nhập khẩu 3 tháng đối với nguyên liệu kháng sinh Enrofloxacine để kinh doanh, sản xuất thuốc thú y cho mục đích sử dụng trong nước.

Cục Thú y nhận định, trong thời gian qua, việc sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi, lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản để phòng, trị bệnh dẫn đến sản phẩm động vật, thủy sản bị tồn dư kháng sinh, chất độc hại đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Trong khi đó, Enrofloxacine là hóa chất bị cấm sử dụng trong phòng, trị bệnh thủy sản theo quy định của Bộ NN&PTNT.

Theo ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, sắp tới, Bộ NN&PTNT sẽ ban hành thông tư sửa đổi hướng dẫn sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi. Theo đó, hướng dẫn mới sẽ giảm liều lượng kháng sinh cho phép trong thức ăn chăn nuôi từ 8 - 10 ppm/tấn xuống còn 5 ppm/tấn, đồng thời dừng cho phép dùng kháng sinh trộn sẵn trong thức ăn nhằm phòng bệnh cho vật nuôi. “Tại Mỹ, việc ngừng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi sẽ từ năm 2017, Thái Lan cũng vậy, còn EU đã ngừng sử dụng từ năm 2006. Chúng tôi đã đi khảo sát các nước xung quanh, có thể năm 2018 sẽ ngừng cho phép sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi”, ông Vân cho biết thêm.

>> Theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi sẽ chính thức áp dụng từ ngày 1/7/2016, những tổ chức, cá nhân sử dụng chất cấm trong chăn nuôi có thể bị phạt tù đến 10, thậm chí 20 năm, phạt tiền tới 1 tỷ đồng và cấm sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, sẽ tiêu hủy toàn bộ đàn lợn nếu bị phát hiện sử dụng.

 
 

Phạm Thu
http://nguoichannuoi.vn/


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập147
  • Hôm nay34,561
  • Tháng hiện tại979,744
  • Tổng lượt truy cập91,043,137
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây