Học tập đạo đức HCM

Cần “may áo giáp” cho nông dân

Thứ tư - 25/11/2015 03:24
Ngày 24/11, Oxfam Việt Nam (là một trong những tổ chức phi chính phủ quốc tế hàng đầu hoạt động trong các lĩnh vực phát triển nông thôn, giảm thiểu rủi ro và ứng phó với biến đổi khí hậu và thảm họa, phát triển xã hội dân sự và cộng đồng thiểu số, nâng cao vị thế phụ nữ) và Câu lạc bộ Nhà báo Tam Nông đã tổ chức buổi toạ đàm với chủ đề: Nông dân với chính sách.

Tại buổi tọa đàm này, ông Nguyễn Văn Thục, Trưởng ban Nghiên cứu xã hội của Viện Nghiên cứu và Tư vấn phát triển (RCD) cho biết, theo đánh giá của người dân qua khảo sát, có rất nhiều những thay đổi tích cực về kinh tế của hộ gia đình khi tham gia các mô hình liên kết, cụ thể là hợp tác xã (HTX).

Ở khía cạnh kinh tế, 80,9% cho biết liên kết làm tăng doanh thu cho hộ, 77,8% khẳng định tăng lợi nhuận. Về hiệu quả xã hội: 85,6% người dân được hỏi khẳng định các mô hình hợp tác liên kết giúp nâng cao tính tương trợ, gắn kết trong cộng đồng, giảm bớt những nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh như tự hạ giá, phá giá lẫn nhau, giúp tăng năng lực đàm phán. Các thay đổi tích cực còn được thể hiện ở tỷ lệ cao theo đánh giá về mức độ áp dụng khoa học kỹ thuật, tiếp cận thông tin về sản xuất, giảm ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp và cải thiện sức khỏe cho nông dân.

Tuy nhiên, HTX của chúng ta đang bị “lai” giữa tổ chức chính trị với tổ chức nghề nghiệp. Vì vậy, phải chuyển sang HTX kiểu mới, là đơn vị cung cấp dịch vụ điều phối hoạt động, kiểm soát hoạt động sản xuất của nông dân. Với khoảng 143 văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến kinh tế hợp tác và liên doanh liên kết, có thể dễ dàng nhận thấy sự chồng chéo, sự xa rời trong các chính sách có liên quan. Theo ông Thục, ví dụ điển hình là liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa theo mô hình “Cánh đồng lớn” chưa gắn với Nghị định 109/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo, Quyết định 80/2002/QĐ-TTg về khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng, Quyết định 63/2010/QĐ-TTg và 65/2011/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch. Tình trạng nhiều văn bản cùng quy định về một chính sách khiến việc thực thi khó khăn đối với tất cả các bên liên quan.

 
Người nông dân cần được trợ giúp để tăng năng suất lao động và ổn định đầu ra cho sản phẩm. Ảnh: CTV.

Ông Lê Đức Thịnh, Phó cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác (Bộ NN&PTNT) nhận định, cần phải “may” cho nông dân 3 tấm “áo giáp” để bảo vệ họ trước những “bão tố” của thị trường. “Áo giáp” thứ nhất là nhóm các liên minh, liên đoàn, nghiệp đoàn, hiệp hội ngành hàng nông nghiệp.

“Áo giáp” thứ hai là nhóm các cơ quan tư vấn, thực thi chính sách phát triển trong sản xuất thương mại nông sản. Hai tấm áo trên có vai trò tác động vào việc soạn thảo và thực thi các chính sách của Nhà nước, đồng thời bảo vệ nông dân trước sự chèn ép của các đối tác, đối thủ trên thị trường. “Chẳng hạn vừa rồi, giá sữa nguyên liệu trên thế giới giảm, các doanh nghiệp chế biến sữa bỏ mua sữa của nông dân thì cần có tổ chức đứng ra can thiệp”, ông Thịnh nêu phương án.

“Áo giáp” thứ ba là các tổ chức nghề nghiệp mang tính dẫn dắt và định hướng hộ nông dân, ở đây chính là các mô hình HTX. Trong HTX là một thị trường kép, xã viên vừa là người góp vốn vừa là người sử dụng dịch vụ của HTX, vì vậy phải cân bằng giữa lợi nhuận của xã viên và HTX. Theo ông Thịnh, hỗ trợ từ phía Nhà nước cần xem là chất xúc tác, chính quyền không nên can thiệp quá sâu vào hoạt động của từng HTX.

Theo CAND

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Kế hoạch sô 249/KH-VPĐP

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và CĐS” của VPĐP thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh

Thông báo số 15-TB/BCĐ

Kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban chỉ đạo tỉnh về phát triển khoa học, công nghệ, ĐMST và CĐS

Thông báo số 339/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững

Kế hoạch số 344/KH-UBND

Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 329/KH-UBND

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Chuyển đổi số Hà Tĩnh Dự thảo văn bản Công báo tỉnh Điều hành tỉnh văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập122
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm121
  • Hôm nay22,194
  • Tháng hiện tại849,429
  • Tổng lượt truy cập102,608,972
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Lê Ngọc Huấn - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây