Học tập đạo đức HCM

Cần ngăn chặn xâm hại rừng phòng hộ

Thứ tư - 27/09/2017 05:21
Thông tin từ Ban Quản lý rừng phòng hộ (RPH) huyện Tân Kỳ (Nghệ An), từ năm 2008 đến nay, trên 100 ha rừng phòng hộ đầu nguồn trạng thái 2a đã bị người dân phá canh trồng keo. Vì sao việc phá rừng diễn ra trong thời gian dài, diện tích lớn mà không được ngăn chặn?

Phá trên 100 ha rừng, xong trồng keo

Thời gian qua, người dân xã Kỳ Tân (Tân Kỳ) hết sức bất bình vì 102,36 ha rừng phòng hộ đầu nguồn tại tiểu khu 867 bị xâm hại nghiêm trọng. Đây là rừng đã được giao cho người dân theo Nghị định 02/CP của Chính phủ.

00-17-18_rph_bi_ph_tn_hong00-17-18_rph_bi_ph_tn_hong_2
RPH bị phá tan hoang

Theo BQL RPH Tân Kỳ, đối tượng phá rừng trồng keo là người dân các xã Tây Thành, Quang Thành của huyện Yên Thành. Các đối tượng phát trắng lấy gỗ, củi, sau đó đốt và trồng keo. Điểm bị chặt phá trồng keo chỉ cách UBND xã Kỳ Tân chừng 3-4 km nhưng chúng tôi phải mất vài giờ đồng hồ vừa đi xe máy, vừa đi bộ để tiếp cận được dãy núi cao Khu Gạo thuộc tiểu khu 867. Đây là điểm giáp ranh giữa rừng xã Kỳ Tân với các xã Tây Thành, Quang Thành.

Hiện lên trước mắt chúng tôi là hàng chục héc ta rừng phòng hộ với nhiều cây gỗ như dẻ, dổi… có đường kính khá lớn bị đốn hạ. Cá biệt có một số loại cây gỗ có đường kính 40 – 50cm cũng bị cưa xăng xẻ sát đất với những nhát cưa sắc ngọt. Những loại cây gỗ to và có giá trị kinh tế hầu như đã bị vận chuyển ra ngoài tiêu thụ theo những con đường đất mới được mở vào khu rừng phòng hộ này.

00-17-18_gn_2_h_rph_moi_bi_don_h
Gần 2 ha RPH mới bị đốn hạ

Diện tích rừng bị phá đang có dấu hiệu mở rộng, trong đó có khoảng vài ha mới phát, lá cây chưa rụng hết. Một số ít bị phát xuống la liệt những cây gỗ nhưng lâm tặc chưa kịp đốt mà mới chỉ kịp mang cây gỗ lớn, có giá trị đi tiêu thụ cũng như thu gom cành cây để đào hố đốt lấy than. Xen lẫn giữa những diện tích rừng bị chặt phá là hàng chục héc ta đã được trồng keo từ vài tháng đến 2 năm tuổi.

Cũng theo phản ánh của người dân xã Kỳ Tân, việc phát sẻ rừng phòng hộ diễn ra rầm rộ kể từ tháng 9/2016. Từ một số diện tích bị xâm canh trồng cây keo trước đây, các đối tượng tiếp tục phát lấn xuống sâu vào phần rừng phòng hộ của xã Kỳ Tân, nơi được giao cho 21 hộ dân của 2 xóm 1 và 2 của xã này khoanh nuôi bảo vệ.

00-17-18_tren_dien_tich_rph_bi_ph_cy_keo_d_moc_len
Trên diện tích RPH bị phá, cây keo đã mọc lên
Theo Báo cáo của BQL RPH huyện Tân Kỳ, không chỉ xâm lấn, phá rừng phòng hộ thuộc địa bàn xã Kỳ Tân, từ năm 2015, các đối tượng còn xâm lấn, phá rừng tại khoảnh 7, Tiểu khu 860 thuộc xã Nghĩa Dũng đã được giao cho DN Kiều Phương quản lý.

Tình trạng phá rừng phòng hộ đầu nguồn diễn ra tại xã Kỳ Tân từ nhiều năm nay và không có dấu hiệu dừng lại...  

Điệp khúc đẩy bóng trách nhiệm?

Ông Trần Văn Đông, Chủ tịch UBND xã Kỳ Tân bức xúc: “Rừng phòng hộ của xã nay đã bị lâm tặc phá gần hết. Chúng tôi đã họp lên, bàn xuống với chủ rừng cũng như kiểm lâm và các phòng chức năng huyện Tân Kỳ nhưng hầu như chưa có biện pháp giải quyết triệt để. Rừng vẫn cứ mất trong khi chủ rừng là Ban QLRPH Tân Kỳ thì thiếu quyết liệt, Hạt Kiểm lâm Tân Kỳ thì không bắt được vụ nào.

Đặc biệt, huyện tỏ ra thiếu quyết liệt trong chỉ đạo, quyết định thành lập đoàn liên ngành của huyện ký ban hành từ tháng 6/2017 nhưng đến nay quyết định vẫn nằm trên bàn giấy. Cứ đà này thì rừng phòng hộ của xã chúng tôi chẳng bao lâu sẽ bị phá hết”.

Còn ông Đinh Văn Hải, Phó trưởng BQL RPH huyện Tân Kỳ cho rằng, việc phá rừng phòng hộ là hệ lụy quyết định của UBND tỉnh Nghệ An từ năm 2008. Thời điểm đó, UBND tỉnh cho phép những hộ ở các xã Tây Thành, Quang Thành đã xâm canh rừng phòng hộ từ những năm trước thực hiện hết 1 chu kỳ trồng keo đang dang dở. Sau đó, các hộ này lấn tới, xâm canh thêm, khai thác bán gỗ keo nhưng không trả đất.

00-17-18_co_qun_chuc_nng_d_bn_hnh_nhieu_vn_bn_nhung_chu_vo_cuoc_quyet_liet
Cơ quan chức năng đã ra nhiều văn bản nhưng chưa vào cuộc quyết liệt

Đặc biệt, từ cuối 2015, những hộ xâm canh này mở đường từ huyện Giang Sơn Đông (Đô Lương)- Tây Thành vào rừng để khai thác keo. BQL RPH Tân Kỳ đã phát hiện và báo cáo nhưng cơ quan chức năng không vào cuộc.

Từ năm 2016, việc xâm hại RPH để trồng keo vẫn diễn ra âm ỉ, BQL không đủ sức ngăn chặn. Có thời điểm BQL đã giữ xe chở gỗ nhưng đối tượng khóa xe bỏ trốn, lại không có đường từ rừng về trung tâm huyện Tân Kỳ nên không thể đưa xe về.

Mới đây, ngày 14/7/2017, lực lượng chức năng phát hiện 1,55 ha RPH trong trạng thái rừng phục hồi (2a) được giao cho hộ Thái Khắc Đan và Nguyễn Thị Chu tại xóm 1 Tân Sơn (Kỳ Tân) quản lý bị phát sẻ. Các đối tượng đã bỏ chạy khi lực lượng chức năng xuất hiện. Ngày 20/7/2017, tiếp tục có 0,41 ha RPH trạng thái 2a được giao cho hộ ông Thái Doãn Cát, Đào Minh Hiền, xóm 1 Tân Sơn khoanh nuôi bảo vệ.

00-17-18_bo_co_moi_nht_cu_bql_rph_tn_ky_gui_ubnd_huyen_tn_ky
Báo cáo mới nhất của BQL RPH huyện Tân Kỳ gửi UBND huyện Tân Kỳ

“Diện tích rừng được giao xa nhà, phải đi hàng giờ mới đến nơi, việc tuần tra của các hộ này kém nên mới xẩy ra việc chặt phát. Có lần, BQL RPH Tân Kỳ đã lập biên bản yêu cầu người dân trả lại đất rừng nhưng dân không chịu trả” – ông Hải cho biết.

Được biết, ngày 22/6/2017 UBND huyện Tân Kỳ có quyết định thành lập đoàn kiểm tra việc lấn chiếm rừng phòng hộ và đất lâm nghiệp tại xã Kỳ Tân do ông Nguyễn Bá Thức, Trưởng phòng NN- PTNT huyện Tân Kỳ làm trưởng đoàn (nay ông Thức đã chuyển công tác khác). Tuy nhiên, việc thành lập đoàn kiểm tra hiện vẫn chưa được triển khai.
Theo VĂN DŨNG/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập406
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm405
  • Hôm nay40,627
  • Tháng hiện tại745,740
  • Tổng lượt truy cập90,809,133
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây