Tuy nhiên, bà con vẫn còn sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật trong việc phòng trừ sâu, bệnh làm cho sản phẩm chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và gây ô nhiễm môi trường.
Từ thực tế đó, tháng 5/2017 Trạm Khuyến nông huyện Thủ Thừa đã thực hiện mô hình trình diễn “Canh tác dưa hấu theo VietGAP” tại hộ ông Dương Hồng Phúc ở ấp 2, xã Mỹ Phú. Giống dưa hấu trình diễn là giống Mặt trời đỏ. Mô hình sử dụng phân hữu cơ vi sinh với liều lượng 50kg/1.000m2, kết hợp với 1kg chế phẩm Trichoderma. Ngoài ra, nông dân còn sử dụng chế phẩm vi sinh Pseudomonate, Mega Power, chế phẩm sinh học Nano Chitosan...
Mục tiêu của mô hình là nhằm quảng bá, khuyến khích nông dân trồng dưa hấu sử dụng các chế phẩm sinh học, vi sinh, giảm lượng thuốc hóa học để tạo ra sản phẩm an toàn, thân thiện với môi trường.
Sau 2 tháng thực hiện mô hình, kết quả cho thấy dưa hấu đạt năng suất thực tế là 3,2 tấn/1.000m2, cao hơn 7% so với đối chứng (0,3 tấn/1.000m2). Số lần phun thuốc hóa học là 8 lần, giảm 1 lần so với đối chứng (9 lần) nhưng khác biệt lớn là điểm trình diễn thay thế 4 lần phun thuốc hoá học bằng các chế phẩm vi sinh và sinh học để phòng, trừ các loại sâu, bệnh. Bên cạnh đó, ông Phúc còn sử dụng hỗn hợp tự chế gồm tỏi, hành, gừng, rượu phun trên dưa hấu để xua đuổi sâu hại.
Qua hội thảo tổng kết mô hình trình diễn, nông dân và thương lái đánh giá cao màu sắc trái, màu lá xanh đều và cứng hơn so với đối chứng, trái dưa mỏng vỏ, ngọt. Với giá bán 8.500 đồng/kg, sau khi trừ chi phí đầu tư, lợi nhuận đạt khoảng 19 triệu đồng/1.000m2, cao hơn đối chứng gần 2 triệu đồng/1.000m2. Đây là mô hình mang lại lợi nhuận tương đối cao so với các cây trồng khác ở thời điểm hiện tại. Đồng thời, nhờ giảm được lượng thuốc hoá học nên sản phẩm an toàn hơn, giảm ô nhiễm môi trường.
Từ kết quả thực tế đó, nhiều nông dân trồng dưa hấu trong khu vực đã mạnh dạn áp dụng kỹ thuật canh tác theo VietGAP ngay trong vụ này. Đây là hướng đi tất yếu, cần được quảng bá, nhân rộng bởi mô hình có nhiều ưu việt như sử dụng các chế phẩm sinh học, vi sinh ngoài việc giúp phòng trừ sâu, bệnh còn có tác dụng cải tạo đất, hạn chế sử dụng thuốc hóa học, giảm thiểu ô nhiễm, nâng cao chất lượng môi trường nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Tác giả bài viết: MINH ĐỨC
Nguồn tin: nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã